Tìm kiếm

Tiếng Việt
RSS

Blog posts of '2017' 'Tháng 10'

Vì sao nên tự xây hệ thống rau xanh cá sạch
Bình luận (0) Vì sao nên tự xây hệ thống rau xanh cá sạch

Hệ thống rau xanh cá sạch (Aquaponics) là phương pháp thủy canh cho phép cây trồng sinh trưởng trong nước. Nguồn dinh dưỡng cho cây sẽ được lấy từ chất thải của cá nhằm đảm bảo thu hoạch những loại rau củ quả hữu cơ chất lượng tốt nhất.

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc trồng rau quả tươi ngay tại vườn nhà mà không phải lo lắng về thuốc trừ sâu và cỏ dại chưa? Phương pháp aquaponics sẽ giúp bạn thực hiện điều đó!

Thông thường, bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều công đoạn khi làm vườn: bón phân, tưới tiêu, diệt cỏ… và những việc này tiêu tốn khá nhiều công sức. Do vậy, bạn nên cân nhắc và bắt đầu xây dựng hệ thống aquaponics tại nhà. Với quy trình cực kỳ đơn giản, thiết kế mang tính công thái học và nhiều mẫu mã được cải tiến liên tục, hệ thống aquaponics tại nhà sẽ tạo ra các sản phẩm rau củ chất lượng nhất trong thời gian ngắn. Việc trang trí nhà của bạn với các loại rau, quả không những làm đẹp không gian sống mà còn góp phần làm sạch không khí.

Ngoài ra, bạn sẽ không cần phải thường xuyên để mắt đến cây trồng bởi chúng có thể tự phát triển, miễn là có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu. Sử dụng hệ thống vườn nâng cũng được chứng minh “giúp” tăng năng suất cây trồng và giúp người trồng tránh các chứng đau lưng do đã quen làm vườn kiểu truyền thống, hay nói cách khác, bạn gần như không phải chịu áp lực khi sử dụng hệ thống aquaponics tại nhà.

Việc sở hữu mô hình Aquaponics  tại nhà là một điều tuyệt vời, do vậy chỉ cần đảm bảo đủ không gian cho mô hình là bạn đã có thể thu hoạch lượng rau quả quanh năm cho cả gia đình. Rau củ theo mô hình này được nuôi trồng trong môi trường hoàn toàn tự nhiên nên thường sẽ có vị tươi ngon hấp dẫn hơn. Mô hình này còn cung cấp hệ thống sinh thái thiết thực duy trì nguồn nước sạch cho cả năm.

NHỮNG LỢI ÍCH MÀ HỆ THỐNG AQUAPONICS TẠI NHÀ MANG LẠI

  1.      Nguồn dinh dưỡng lấy từ cá

Thông thường, sau khoảng một tuần, bể nuôi cá nếu không được thay nước thường xuyên sẽ bị bẩn bởi lượng chất thải của chúng tích tụ; và đàn cá không thể sống được. Tuy nhiên với hệ thống Aquaponic, lượng chất thải có trong nước sẽ được bơm cho cây trồng. Rễ cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ các chất thải đó đồng thời lọc nước trước khi nước được bơm trở lại bể cá.

  1.      Dễ tái chế

Lượng nước sử dụng trong hệ thống Aquaponics chỉ bằng 1/10 so với lượng nước dùng trong vườn truyền thống. Cơ chế hoạt động của hệ thống cũng giống như máy bơm thông thường. Thay vì lãng phí nguồn nước bẩn, hệ thống này sẽ trực tiếp sử dụng và tách nguồn dinh dưỡng từ chất thải của cá cho cây (thông qua rễ) và bơm nguồn nước sạch lên các cây. Rễ cây đóng vai trò như bộ lọc tự nhiên làm sạch nguồn nước trước khi được bơm trở lại bể cá. Công đoạn này giúp tiết kiệm nước và có thể được ứng dụng trong những điều kiện khí hậu khô cằn và nguồn nước khan hiếm.

  1.      Mang lại nguồn thu nhập ổn định

Nếu bạn có ý định đầu tư kinh doanh và có niềm đam mê với việc trồng cây nuôi cá tại nhà, mô hình Aquaponics sẽ là ý tưởng hay để tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho bạn. Bạn sẽ tiết kiệm được nguồn nước và năng lượng đáng kể (lần lượt là 92% và 83%) so với việc trồng cây thông thường. Ngoài ra, chi phí thức ăn cho cá tương đối rẻ hơn so với chi phí mua thuốc trừ sâu.

  1.      Tiết kiệm chi phí

Hệ thống Aqua thường có giá thành rẻ hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn so với hệ thống thông thường.

  1.      Việc sử dụng mô hình Aquaponics khá dễ dàng đối với những người mới biết đến mô hình này lần đầu. Người trồng không cần phải trang bị nhiều kỹ thuật chuyên môn và kiến thức sâu rộng.
  2.      Aquaponics không sử dụng đất trồng, do đó bạn không cần lo lắng về vấn đề cỏ dại.
  3.      Hệ thống Aqua hoạt động tuần hoàn đảm bảo nguồn nước sạch, do đó bạn không cần phải bảo trì và làm sạch thường xuyên.
  4.      Hệ thống Aqua đảm bảo cân bằng sinh thái giữa cây trồng và cá. Thực phẩm trồng theo mô hình này thực sự tươi ngon và đảm bảo chất lượng tốt.

Lợi ích lớn nhất mà hệ thống Aquaponics mang lại là nó cho phép người trồng trồng rau trên không gian nhỏ. Ví dụ: Bạn có thể trồng nhiều giống cà chua trong không gian nhỏ thay vì trồng ở nhiều nơi khác nhau.

Cần lưu ý đảm bảo cân bằng khi sử dụng mô hình Aquaponics. Nếu có quá nhiều cá trong khi số cây trồng quá ít, cây sẽ dễ bị còi cọc và không thể làm sạch nước. Ngược lại, nếu có quá nhiều cây (và quá ít cá), cây sẽ không nhận đủ dinh dưỡng từ cá; nói cách khác, nguồn nước ô nhiễm sẽ giết chết cá.

LƯU Ý: Nếu bạn vẫn còn phân vân về việc có nên xây dựng vườn aquaponics hay không, bắt đầu ngay bây giờ sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Lắp đặt hệ thống mới và học một số thủ thuật sẽ không tốn nhiều tiền. Bạn có thể góp phần bảo vệ trái đất bằng cách tái sử dụng hệ thống cũ mà vẫn có thể tạo ra sản phẩm cây trồng chất lượng và tiện lợi.

Phương pháp kiểm soát tảo trong ao
Bình luận (0) Phương pháp kiểm soát tảo trong ao

Tảo là một loại sinh vật sống hấp thụ năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp giống như các loài thực vật khác. Khi xây ao, đặc biệt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, nước trong ao đọng lạicác chất dinh dưỡng có lợi cho tảo.

Do sự giống nhau về tính chất, nhiều người cho rằng có rất nhiều loại cây được tiến hóa từ tảo. Tuy nhiên, cấu trúc của tảo khác với các loại thực vật thông thường: tảo không có các cơ quan thực vật, mà chỉ tồn tại ở dạng tế bào, cụ thể là đơn bào và đa bào. Chúng có thể hình thành nên các nhóm tế bào lớn và phát triển.

Tảo là nguồn cung cấp thức ăn cho cá cũng như hấp thụ lượng amoniac nitrat và photphat dư thừa trong nước; tuy nhiên tảo gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cây trồng vật nuôi: che khuất ánh sáng cần thiết cho cây thủy sinh, thay đổi độ pH trong nước, suy giảm lượng oxi thải ra từ cây, gây tắc nghẽn và làm cho ao trở nên tù đọng.      

NGUYÊN NHÂN TẢO MỌC NHIỀU TRONG AO

Như đã nói ở trên, tảo sinh trưởng nhờ quá trình quang hợp, chuyển đổi năng lượng mặt trời thành chất dinh dưỡng. Có hai loại tảo ao phổ biến, cụ thể như sau:

  1.    Tảo lục

Loại tảo này có kích cỡ cực kỳ nhỏ và không thể xử lý bằng lọc lưới hay các thiết bị lọc khác được. Chúng cần ánh sáng và chất dinh dưỡng để phát triển.  

  1.    Tảo sợi

Tảo sợi – hay tảo lông – là loại tảo trải dài thành từng sợi một và xoắn vào nhau.

CÁCH KHẮC PHỤC TẢO MỌC

Có rất nhiều cách để hạn chế số lượng tảo mọc trong ao, do vậy cần cân nhắc kết hợp các phương pháp để việc loại tảo diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

  1.    Sử dụng tia UV

Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm số lượng tảo mọc trong ao. Các tia UV có vai trò giảm tốc độ tăng trưởng của sinh vật phù du, do đó cũng góp phần làm giảm kích thước và hạn chế sự sinh trưởng của tảo.

  1.    Sử dụng hóa chất xử lý nguồn nước

Hóa chất xử lý nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tảo, đặc biệt khi đối phó với các loại tảo khó loại bỏ như tảo sợi và tảo lục. Do vậy, cần cân nhắc sử dụng hợp lý tùy tính chất của từng loại tảo.

  1.    Hạn chế nguồn thức ăn

Nếu cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa sẽ tồn đọng ở đáy ao, tạo điều kiện thuân lợi cho tảo phát triển. Vì thế, hãy cho cá ăn đúng liều lượng hợp lý. Nên thực hiện các thử nghiệm khác nhau để đảm bảo duy trì lượng dinh dưỡng vừa đủ.

  1.    Tăng nhiệt độ

Vào mùa đông, tảo không thể sinh trưởng do không chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, nhiệt độ sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuân lợi cho tảo phát triển. Vì thế, hãy trồng các cây và bụi cây để che khuất ánh sáng mặt trời.

  1.    Sục khí ao

Trong môi trường nước tĩnh, tảo sẽ dễ sinh trưởng hơn. Do vậy, cần tạo nên chuyển động trong ao để tảo không thể sinh trưởng được.

Hãy xây thác nước hoặc lắp đặt máy xục khí để nước luôn chuyển động liên tục.

Cần lưu ý về số lượng tảo trong ao nhà bạn: khi quần thể tảo ít, tảo là một thành phần của ao; khi quần thể tảo đông, chúng có thể phá huy môi trường sinh thái của nước, gây mất thẩm mỹ cho ao. 

Ngoài ra có một số biện pháp khác mà bạn có thể ứng dụng như sau:

ðĐồng có thể sử dụng để cắt các loại tảo. Tuy nhiên, một số loại tảo đã phát triển tế bào kháng thể chống lại chất độc của đồng. Đồng cũng có thể gây hại cho nhóm vi khuẩn vô hại.

ðNuôi nòng nọc và ốc sên

ðHãy luôn vệ sinh ao hồ của bạn cẩn thận. Ao hồ càng sạch, tảo càng ít mọc.Tránh sử dụng các hóa chất độc hại trực tiếp lên ao cá. Một số gia đình còn sử dụng các loại máy hoặc vòi phun rửa áp lực cao để làm sạch ao.

ðSử dụng các dụng cụ vớt ao/hồ để loại bỏ cặn.

ðĐặt các loại đá trong hồ để tạo nên môi trường cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại hóa chất xử lý ao, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho cây trồng và cá nuôi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc diệt tảo để cắt số lượng lớn tảo, tuy nhiên trước khi sử dụng cần loại bỏ phần dư thừa bên trong những loại tảo để tránh mất cân bằng sinh thái trong ao. Một lựa chọn an toàn hơn là sử dụng các loại vi khuẩn vô hại, vừa diệt tảo hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho cá nuôi.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI DIỆT TẢO

       1. Hệ thống làm mát bằng tia cực tím chỉ được sử dụng để xử lý các loại tảo nổi trên bề mặt và không có chất amoniac, vì chúng có thể gây hại cho vi khuẩn vô hại.

  1.    Không sử dụng thuốc diệt tảo (trừ khi bạn đã chắc chắn đảm bảo an toàn trước khi sử dụng) vì chúng có thể gây hại cho cây trồng và cá nuôi. Tảo chết sẽ tích tụ và hình thành nên lớp bùn hữu cơ dưới đáy ao.
  1.    Không thay nước ao hồ bằng nước máy – nước máy sẽ giết chết các vi khuẩn vô hại trong ao.
  1.    Không thay nước ngay lập tức khi phát hiện có tảo, mà hãy thay giữa chừng bằng cách dùng nước giếng.
Cách trồng cà chua thủy canh
Bình luận (0) Cách trồng cà chua thủy canh

Cà chua là thực vật có chứa nhiều Lycopene (chất chống oxi hóa mạnh) và các vitamin A, C thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đây cũng là nguyên liệu nấu ăn cơ bản: có thể ăn trực tiếp, làm sốt hoặc nấu chín. Có rất nhiều loại đất được sử dụng để trồng cà chua, tuy nhiên hiện nay, nhiều người đã và đang ứng dụng thủy canh với loại cây trồng phổ biến này, vì tính đơn giản và hiệu quả mà mô hình này mang lại.

Cà chua thủy canh có thể được trồng ở những không gian nhỏ hẹp (khu ban công) và có ánh sáng. Tuy nhiên, để có thể quan sát trực tiếp sự sinh trưởng của cây, hãy trồng chúng trong nhà kính. Nếu là người mới biết đến thủy canh lần đầu, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dụng cụ thủy canh đơn giản có kèm theo hệ thống tưới nhỏ giọt.

NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý

Để năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:  

  1.      Độ pH

Độ pH lý tưởng của dung dịch dinh dưỡng của cà chua nằm trong khoảng 5.9 – 6.4. Dùng dung dịch kali hydroxide (KOH) (khi nồng độ pH thấp) và axit photphoric (H3PO4) (khi nồng độ pH cao) để cân bằng pH. Cần chú ý theo dõi nồng độ pH dung dịch thường xuyên bằng cách kiểm tra với máy đo pH (đi kèm với dụng cụ thủy canh) để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây diễn ra thuận lợi.    

  1.      Ánh sáng

Vào giai đoạn trưởng thành, cà chua cần được chiếu sáng 16 tiếng liên tục để lớn nhanh và ra quả nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng các loại đèn nhân tạo như halogen hoặc huỳnh quang để đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp cho cây. Nếu không có 1 trong 2 loại đèn trên, hãy chọn loại đèn phù hợp với khu vườn của bạn.

  1.      Vòng giá đỡ

Nếu cây cà chua đạt chiều cao hơn 2 feet, bạn cần trang bị vòng giá đỡ. Cách tốt nhất là sử dụng dây thừng treo và cố định phần thân cây. Khi cây lớn lên, hãy buộc dây thừng quanh cây, nhờ đó lá cây sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và kích thước cây sẽ lớn hơn.

  1.      Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho cà chua là 18°C - 25°C vào ban ngày và 12°C - 18°C vào ban đêm.

  1.      Thụ phấn

Cây cà chua tự thụ phấn để ra quả. Nếu bạn trồng trong nhà kính, cây sẽ không thể tự thụ phấn được, vì thế bạn cần phải thụ phấn bằng tay. Công đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn, bởi bạn sẽ phải đợi đến khi cây bắt đầu ra hoa.

Cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm là bóp nhẹ các cánh hoa với nhau. Một cách làm phổ biến khác là buộc một bàn chải đánh răng vào sau hoa cà chua để phấn hoa được rải đều.

HƯỚNG DẪN TRỒNG

Với cách trồng thủy canh, cà chua sẽ không bị giảm chất lượng, mất đi hương vị và giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu sử dụng đúng liều lượng dung dịch dinh dưỡng với tần suất hợp lý, hương vị của cà chua sẽ được nâng tầm.

Đầu tiên, hãy xác định vị trí phù hợp để trồng cà chua. Để làm được điều này, việc tính toán khả năng sinh trưởng của cà chua là điều kiện cực kỳ quan trọng. Ánh sáng và đất là hai yếu tố cần thiết cho cây cà chua ra hoa, kết trái, do vậy hãy chọn những nơi có lớp nền đất sâu và giàu dinh dưỡng, đồng thơi cũng đủ độ rộng để đón ánh nắng.

Sau khi đã xác định vị trí trồng, hãy bắt đầu công đoạn gieo hạt. Không nên chọn những loại hạt bán sẵn vì những loại hạt này rất dễ mắc sâu bệnh hoặc có chất lượng không cao.

Chất lượng cây cà chua phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của rễ cây. Nếu rễ cây không vững chắc, cây sẽ không thể sinh trưởng và không ra quả nhiều. Với những người mới trồng, cần đảm bảo đủ không gian để rễ cây vươn dài hơn.

Tiếp theo, gieo hạt trong bông khoáng (Rockwool) đã được ngâm từ trước và ủ kín trong khay trồng ở nhiệt độ 20° - 25°C.  Khi hạt bắt đầu nảy mầm, bỏ khay cho để hạt ra ngoài ánh sáng 12 tiếng mỗi ngày. Trong vòng 2 tuần, cây sẽ bắt đầu lên lá non; khi đó cần đưa chúng vào hệ thống thủy canh.

Người trồng cần để ý theo dõi cây thường xuyên để phòng bệnh cho cây.  Cần lưu ý che phủ cây bằng lá để giữ nhiệt độ cho cây cũng như giữ lượng nước cần cho rễ cây phát triển.

Trên đây là các bước để bạn có thể trồng cà chua thủy canh. Hy vọng bạn sẽ có được một vụ thu hoạch cà chua bội thu và tiết kiệm được chi phí. 

Trồng cây theo mô hình khí canh
Bình luận (0) Trồng cây theo mô hình khí canh

Khí canh (Aeroponics) là hệ thống trồng vườn sử dụng thùng chứa để đựng cây, giữ cho rễ treo lơ lửng trong không khí. Rễ cây tiếp nhận chất dinh dưỡng được phun trực tiếp dưới dạng khí. Hệ thống cho phép tăng diện tích tiếp xúc của rễ cây với không khí và cây trồng vẫn phát triển tốt dù với tốc độ chậm hơn khi trồng trên đất.

Như đã giới thiệu ở trên, cây trồng trong hệ thống khí canh sinh trưởng nhờ tiếp nhận chất dinh dưỡng dưới dạng khí.Hệ thống này cũng cho phép người trồng trực tiếp quan sát giai đoạn sinh trưởng cũng như biết được về cấu trúc của từng cây trồng. Do vậy bạn cũng có thể sử dụng hệ thống này ngay trong gia đình của mình.

KHÁI QUÁT

Từ xa xưa, bản thân thiên nhiên vốn đã là một hệ thống khi canh hoàn hảo. Có rất nhiều giống hoa lan được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới. Chúng mọc trên các tán cây mà không mọc trên đất. Rễ của chúng mọc ở vùng có nhiều sương và hấp thụ dinh dưỡng từ hơi nước trong không khí. Vì thế, chúng có thể sinh trưởng ở độ cao hàng trăm feet so với mặt đất.

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG KHÍ CANH

Có 3 loại hệ thống khí canh:

  1.      Hệ thống áp suất thấp

Đây là mô hình khí canh sử dụng hệ thống vận chuyển dung dịch dinh dưỡng nhỏ giọt áp suất thấp, thường được sử dụng cho những khu vườn có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng hệ thống này vì các chất độc hại tích tụ trong dung dịch dinh dưỡng sẽ tạo nên vi khuẩn có hại cho rễ cây.

  1.      Hệ thống áp suất cao.

Sử dụng hệ thống bơm nước áp suất cao để vận chuyển dung dịch dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ việc lọc khí và khử trùng nước. Kiểu mô hình này thích hợp với những khu vườn rộng.

  1.      Hệ thống thương mại

Nhờ áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, cùng với hệ thống áp suất cao và khả năng thu thập dữ liệu, đây là hệ thống có quy mô lớn và tiêu tốn nhiều chi phí hơn so với hai hệ thống kể trên. Hệ thống này còn bao gồm các thiết bị duy trì và kiểm soát giống cây trồng như bộ đếm thời gian, cảm biến, thiết bị chiếu sánh ánh sáng và các bộ điều khiển bảo trì hệ thống khác.

CÁCH LẮP ĐẶT

Nhiều người thường không muốn lắp đặt hệ thống khí canh vì cho rằng hệ thống này khá phức tạp. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm! Ngược lại, việc lắp đặt cực kỳ đơn giản và có thể đặt ở bất cứ vị trí nào, dù là trong nhà kính hay sân sau. Đầu tiên, người trồng cần gieo hạt trong thùng chứa để có thể thu hoạch được các loại rau củ quả cho gia đình.

Hệ thống khí canh không sử dụng đá để cung cấp dinh dưỡng. Thay vào đó hệ thống sử dụng hồ chứa và các kênh được đục lỗ (với bán kính khoảng 7-8 inch) để giữ cây kèm theo các đường dẫn nước (bán kinh 1.5 inch).Mỗi kênh đều có một hệ thống bơm đóng vai trò là khoáng chất trung gian, phun trực tiếp các chất dinh dưỡng và khoáng chất lấy từ hồ chứa lên các rễ cây.

Thật đơn giản phải không? Bạn có thể lắp đặt hệ thống này ở không gian vườn nhỏ, đảm bảo năng suất thu hoạch cao; hoặc bạn cũng có thể biến nó trở thành mô hình kinh doanh gia đình. Với những người mới biết đến khí canh lần đầu, thì khoảng sân sau nhà sẽ là nơi lý tưởng để bạn tân dụng làm không gian lắp đặt hệ thống này.

LƯU Ý

Nói về các thiết bị bơm được sử dụng trong hệ thống khí canh, máy bơm chìm MAG với công suất 250 gallon/giờ được sử dụng cho các vòi phun nước siêu nhỏ 360 độ. Một số hệ thống khí canh sử dụng máy tạo sương siêu âm để tạo các phân tử dinh dưỡng thay vì dùng bơm.

CÁC CÂY TRỒNG PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG KHÍ CANH

ðThảo mộc, ví dụ: bạc hà, gừng, cây tầm ma, v.v

ðCây thân leo, ví dụ:cà chua, tomatillos, cà tím, dâu tây và dưa hấu

 

ðCây ăn lá, ví dụ: xà lách,

LỢI ÍCH CỦA CÂY TRỒNG KHÍ CANH

  1.      Hàm lượng dinh dưỡng cao

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các cây trồng khí canh thường có lượng dinh dưỡng cao hơn so với cây trồng thông thường ,các loại rau, củ, quả và thảo mộc sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Nhìn chung, hệ thống này cải thiệnhương vị  sản phẩm.

  1.      Tạo hứng khởi

Việc làm vườn với hệ thống khí canh hoàn toàn dễ dàng và thú vị. Toàn bộ quá trình từ gieo trồng đến thu hoạch cũng khá đơn giản mà đảm bảo sản phẩm rau, củ không bị sâu, bệnh hay thối rễ. Hệ thống có thể được áp dụng trong nhà hoặc ngoài trời – tối đa hóa năng suất cây trồng. Bạn và gia đình sẽ có những phút giây cùng nhau lao động vui vẻ.

  1.      Nguồn rau củ bất tận

Điều kiện để gieo trồng trong hệ thống khí canh gần như không đổi tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bạn có thể trồng cây ăn quả, rau xanh suốt cả năm – mang lại năng suất thực sự dồi dào. Thực tế là cây trồng có thể được thu hoạch khoảng 6 lần mỗi năm, thay vì chỉ một hoặc hai lần.

  1.      Tiết kiệm không gian

Hệ thống khí canh chỉ tốn diện tích rất nhỏ ngay cả khi được đặt trong nhà. Do vậy kĩ thuật gieo trồng này khá thích hợp với dân cư ở thành thị.

  1.      Trồng vườn sạch

Do rễ của cây bị treo lơ lửng trong không khí ẩm, và chất dinh dưỡng được phun thường xuyên vào rễ nên sẽ không có cơ hội để bụi bẩn xâm nhập.

KẾT LUẬN

Các cây trồng trong hệ thống khí canh được đặt trong các bình chứa và treo trên hệ thống tưới nước sử dụng máy bơm và đầu phun sương để đưa chất dinh dưỡng vào rễ cây.

Lịch Sử Thủy Canh
Bình luận (0) Lịch Sử Thủy Canh

Thủy canh là một phương pháp canh tác từ thời cổ đại và tồn tại đến hàng trăm năm. Tên gọi của phương pháp này xuất phát từ từ“Hydroponos”trong tiếng Hy Lạp: “hydro” nghĩa là nước và “ponos” nghĩa là lao động.

Trong suốt nhiều thế kỷ, nhiều nhà khoa học và chuyên gia nông nghiệp đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp thủy canh với nhiều hình thức khác nhau; một trong số đó là cách trồng cây trên những khu đất không thể canh tác được.

Khoảng 70 năm trước, thủy canh bắt đầu được ứng dụng trong không gian vũ trụ, bởi đối với các nhà khoa học, phương pháp này dễ thích nghi với những điều kiện môi trường lâu dài. Hiện tại nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành một cách thuận lợi.

Ban đầu, các nghiên cứu về thủy canh chỉ mang tính giả thuyết, nhưng giờ đây thủy canh trở thành một ngành công nghiệp nuôi trồng được chính phủ và cả thế giới biết tới. Phương pháp này mang lại rất nhiều ứng dụng thực tiễn trong đời sống bởi thiết bị công nghệ đa dạng, phong phú, dễ sử dụng.

Theo thời gian, canh tác thủy canh đã có những bước nhảy vọt vượt bậc.

Ngày xưa, dưa chuột được dùng làm vật cống nạp cho hoàng đế La Mã, Tiberius. Chúng được trồng tại các phiến đá lớn và đó là loại cây đầu tiên trong lịch sử được trồng trong nhà kính. Tuy nhiên, phương pháp này hầu như không được sử dụng trong vòng 1500 năm.

Chỉ đến khi thế chiến 2 nổ ra, thủy canh mới thực sự có bước đột phá lớn. Trong thời kỳ này, quân đội đóng quân trên những hòn đảo có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây. Khi đó phương pháp khoa học kỹ thuật bắt đầu được ứng dụngvào thủy canh để cho ra đời những loại rau củ tươi ngon, tạo chế độ dinh dưỡng cân bằng phục vụ bữa ăn hàng ngày cho quân đội.

Lịch sử của phương pháp thủy canh được cho là bắt nguồn từ 400 năm về trước. Ngày nay, nhiều tài liệu cổ đại về khoa học thủy canh (trồng cây trong nước) có thể tìm thấy tại thư viện Anh. Các bản ghi chép bằng chữ tượng hình Ai Cập cũng mô tả chi tiết về quá trình này. Điều này có thể lý giải vì sao phương pháp thủy canh tồn tại lâu đến như vậy. Mặc dù vậy, thủy canh cũng chứng kiến những bước phát triển đáng kinh ngạc.  

Trong giai đoạn thế kỷ 17-18, nhà kính không được sử dụng thường xuyên. Những nhà kính đầu tiên thường sử dụng loại thủy tinh cho mái dốc, về sau chúng được dùng cho các cạnh và mái nhà. Nhà kính thường được sử dụng để trồng các loại hoa quả (nho, dâu tây, dưa, đào) cho tầng lớp trung lưu, nhưng hiếm khi các loại rau được trồng ở đây. Chỉ người giàu có mới có thể sở hữu được những loại rau củ quả tươi hàng năm.

Cuốn sách “Sylva Sylvarum” (viết bởi tác giả Francis Bacon) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1627 đã diễn tả chi tiết quá trình trồng cây không cần đất.Kể từ đó, phương pháp này đã được rất nhiều ngườinông dân ứng dụng trong việc sản xuất và thu hoạch các thực phẩm rau, củ, quả sạch. 

Vào năm 1699, John Woodward đã thực hiện thí nghiệm về trồng cây trong nước. Ông nhận thấy rằng những cây trồng ở vùng nước bẩn sinh trưởng tốt hơn những cây trồng ở vùng nước sạch hoặc nước chưng cất.Từ đó ông kết luận: cây trồng sinh trưởng nhanh hơn khi tiếp nhận chất dinh dưỡng từ nước và đất; tuy nhiên những cây được trồng trong môi trường nước có chứa đất và sau đó bị rút nước thì khỏe mạnh hơn. Thời đó, nhiều nông dân tin rằng hạn hán là nguyên nhân gây ra thất thu vụ mùa, do chất dinh dưỡng đều tập trung ở nước, bất kể chất lượng của đất như thế nào.

Năm 1842, các nhà khoa học kết luận có 9 yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Từ năm 1859-1865, các nghiên cứu của hai nhà thực vật học người Đức Julius Von Sachs và Wilhelm Knop là tiền đề cho sự phát triển của kỹ thuật trồng cây không dùng đất.

Trong giai đoạn 1925 - 1935, Trạm thí nghiệm Nông nghiệp New Jersey đã thử nghiệm cát với hệ thống thủy canh để sản xuất cây trồng quy mô lớn. Cùng thời điểm đó, Trạm thí nghiệm nông nghiệp California cũng thực hiện một thử nghiệm tương tự.

Sau Thế chiến 2, hầu hết các bang vùng tây nam nước Mỹdùng sỏi vào việc trồng cà chua và dưa chuột, tuy nhiên cách làm này không thực sự hiệu quả và không còn được sử dụng cho đến ngày nay.

Thuật ngữ “thủy canh” được William Gericke sử dụng lần đầu tiên vào những năm 20 của thế kỷ XX, khi ông thử nghiệm trồng cà chua trong nước và cây đạt độ cao 25 feet. Ông cũng chính là người đầu tiên ứng dụng thủy canh trong lĩnh vực nông nghiệp. Không lâu sau đó, Dennis Hoagland đã phát triển dung dịch dinh dưỡng mà ngày nay được sử dụng trong hệ thống thủy canh hiện đại.Dung dịch của Dennis, bao gồm các vi chất dinh dưỡng như lưu huỳnh, sắt và magie, lần đầu tiên được sử dụng như là dung dịch cần thiết cho việc trồng cây ở quy mô nhỏ. Ban đầu, nhiều người khá hoài nghi về hệ thống thủy canh, tuy nhiên về sau hệ thống này chính thức được sử dụng rộng rãi vào những năm 30 của thế kỷ XX.

Đến những năm 90 của thể kỷ XX, hệ thống thủy canh thực sự phát triển khi có nhiều phátminh mới trong việc trồng cây không dùng đất ra đời, điển hình là hệ thống trồng cây nuôi cá (Aquaponics) và khí canh (Aeroponics). Hệ thống trồng cây nuôi cá là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản bằng cách nuôi cá trong hồ chứa và hệ thống thủy canh, tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa cá và cây trồng. Đối với hệ thống khí canh, các chất dinh dưỡng được phun trực tiếp vào rễ cây, kích thích cây tăng trưởng.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người trồng chuyển hướng sang nuôi trồng thủy canh – lý do là bởi hệ thống này kích thích cây tăng trưởng nhanh và cho phép người trồng kiểm soát môi trường cây trồng. Thủy canh làm giảm đáng kể mối lo ngại về cỏ dại, các côn trùng gây bệnh và các bệnh về cây do nguồn đất gây ra. Đối với những người trồng có nền kinh tế phát triển, sản lượng cao và thu hoạch nhanh là những lý do khiến họ trồng thủy canh. Giờ đây, phương pháp thủy canh đã được phổ biến rộng rãi đến những người làm vườn tại nhà.

Ngày nay, nhiều người đã bắt đầu tự trồng các loại rau củ tươi ngon cho chính mình và người thân trên những khu vườn thủy canh. Những ứng dụng tuyệt vời của hệ thống thủy canh đã được nhiều giáo viên đưa vào trong bài giảng của mình. Và cũng nhờ hệ thống này, nhiều người làm vườn đã biến nó thành mô hình kinh doanh và các sản phẩm thu hoạch được được bán cho các siêu thị và nhà hàng. 

Aquaponics và hydropnics: hệ thống nào tốt hơn?
Bình luận (0) Aquaponics và hydropnics: hệ thống nào tốt hơn?

Nguyên tắc hoạt độngcủa hệ thống Aquaponics khá đơn giản: hoa quả, rau củ và cây cảnh lấy chất dinh dưỡng từ cá được nuôi trong môi trường nước giàu dinh dưỡng (không có chất hóa học). Các chất dinh dưỡng này hoàn toàn có nguồn gốc hữu cơ và có độ cân bằng tương đối ổn định. Đôi khi, các chất dinh dưỡng bổ sung cần được thêm vào để tạo nên mội trường sinh thái cân bằng hơn, điều này có thể giải quyết bằng cách tăng số lượng cá hoặc cân bằng dinh dưỡng cho chúng. Tuy nhiên, nguyên liệu chính cần để duy trì hệ thống là thức ăn cho cá.

Ngược lại, hệ thống Hydroponics (thủy sinh) cho phép trồng cây mà không cần dùng đất. Các cây được trồng trên các giá thể, và rễ cây của chúng hấp thụ các dung dịch dinh dưỡng. Ngoài ra, một ưu điểm khác của hệ thống này là người trồng không cần phải làm sạch định kỳ để ngăn ngừa sự tích tụ của các chất dinh dưỡng.

Hiện nay, nhiều người lo ngại về các loại cây trồng bị tẩm hóa chất hoặc thuốc trừ sâu; tuy nhiên với hệ thống Aquaponics, người trồng có thể thu hoạch cây trồng và cá sạch tự nhiên mà không cần dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Bạn có thể yên tâm tận hưởng bữa ăn cùng gia đinh với các loại rau củ quả hữu cơ tự nhiên, an toàn và chất lượng.

Một số cây rễ sâu trồng trong hệ thống Hydroponics thường không có được nhiều chất dinh dưỡng như các cây rễ nông (ví dụ: cây rễ củ thường hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn các cây rễ chùm). Để giải quyết vấn đề này, người trồng phải trồng cây rễ củ trong chậu có bán kính khoảng ¼ inch, sau đó trồng chúng trong khu vườn sử dụng hệ thống này. Quả là một công đoạn vất vả phải không?

Aquaponics là một lựa chọn khác song hành với Hydroponics – các chất thải của cá trong Aquaponics là nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, có thể được sử dụng làm phân bón cho Hydroponics.

Hệ thống Hydroponics thường sử dụng các loại dung dịch chiết xuất từ phân bón hóa học để trồng rau.Những hóa chất này có thể ảnh hưởng tới nồng độ pH của nước, do đó cần phải xả nước thường xuyên để loại bỏ phân bón dư thừa. Tuy nhiên nếu không biết loại bỏ đúng cách, hệ thống có thể gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái và sức khỏe con người. 

Hệ thống Aquaponics kết hợp với hệ thống Hydroponic và hệ thống thủy canh để duy trì ổn định việc thu hoạch sản phẩm trong môi trường lành mạnh. Trong môi trường thủy canh, các chất thải của cá trong hệ thống thủy canh sẽ nổi lên mặt nước, tăng độc tính cho các loài cá. Nguồn nước này sẽ bị loại bỏ hoặc được đổ trực tiếp vào hệ thống Hydroponic, làm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.Nguồn nước tinh khiết còn lại sẽ được đổ trở lại vào môi trường thủy sinh.

Ngoài ra, việc trồng cây theo hệ thống Hydroponic yêu cầu chi phí về hóa chất rất cao và đòi hỏi nhiều thời gian, tiền bạc và sức lực. Nguồn dinh dưỡng cần phải được sử dụng đúng liều lượng để cho cây phát triển đạt hiệu quả cao nhất. Ở một số trường hợp, các hóa chất này thường sẽ làm giảm chất lượng và mùi hương tự nhiên của cây so với những cây trồng hữu cơ ở hệ thống Aquaponics. Hơn nữa, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đối với những người tiêu dùng muốn thay đổi thói quen ăn uống của mình, từ các loại cây trồng tự nhiên sang các loại cây trồng theo phương pháp Hydroponics.

VÌ SAO HỆ THỐNG AQUAPONICS MANG LẠI HIỆU QUẢ TỐT HƠN SO VỚI HYDROPONICS?

Khi trồng cây theo hệ thống Hydroponics, dinh dưỡng cho cây cần phải được cung cấp thường xuyên để duy trì sự sống. Nguồn nước cần phải được lọc sạch thường xuyên để loại bỏ chất dinh dưỡng dư thừa. Tuy nhiên, hệ thống Aquaponics cho phép người trồng trồng mọi loại cây, bao gồm cả những cây được trồng trên các khay trồng. Người trồng cũng có thể thêm hệ thống lọc để loại bỏ chất bẩn trong nước.

Các loại cây trồng trong hệ thống Aquaponics thường đảm bảo an toàn vệ sinh hơn so với các cây trồng theo hệ thống Hydroponics – lý do là bởi các chất dinh dưỡng cho cây trồng có nguồn gốc tự nhiên (chất thải của cá). 

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Cả hai hệ thống này có thể được lắp đặt ở mọi địa điểm và thường có chi phí thấp hơn so với phương pháp trồng truyền thống. Bạn là người quyết định vị trí lắp đặt hệ thống và vị trí phù hợp cho việc thu hoạch cây trồng. Bạn cũng có thể trồng cây theo chiều dọc để tăng sản lượng thu hoạch.

KẾT LUẬN

Như đã nói ở trên, hệ thống Aquaponics bao gồm phương pháp thủy cảnh và hệ thống Hydroponics. Việc kết hợp này sẽ giúp người trồng thu hoạch một cách an toàn và tiện lợi hơn. Lý do là bởi các cây trồng tiếp nhân nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ cá, đặc biệt là chất thải của chúng có chứa ammoniac thuận lợi cho sự phát triển của cây. Tuy nhiên, lượng chất thải quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, do vậy cần phải xả bớt. Chất thải bị xảđược vi khuẩn chuyển hóa thành các phân tử nitrat và nitrit.

Như vậy, sử dụng hệ thống này sẽ giúp bạn duy trì sự sinh trưởng của cây trồng lâu hơn.

LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA NGƯỜI TRỒNG

Những người yêu cá sở hữu bể cá cảnh lớn có thể tận dụng làm môi trường trồng rau củ theohệ thống Aquaponics.Tuy nhiên, nếu bạn là người không thích cá hoặc cảm thấy việc lắp đặt hệ thống khá phức tạp, hệ thống Hydroponics là một lựa chọn phù hợp. Nhìn chung, cả hai hệ thống Aquaponics và Hydroponic đều mang lại nguồn rau củ dồi dào cho bạn, nhưng Aquaponic sẽ bao gồm thêm cả việc nuôi cá.

Những lợi ích của vườn tại nhà
Bình luận (0) Những lợi ích của vườn tại nhà

Làm vườn tại nhà là một thú vui tao nhã, đồng thời giúp người làm vườn làm ra các sản phẩm cây trồng chất lượng. Đây là công việc cực kỳ phù hợp với những người hạn chế về tài chính, không có thời gian tự trồng.

Hiện nay, ngày càng nhiều người áp dụng mô hình trồng vườn tại nhà. Các sản phẩm rau, củ, quả được trồng theo mô hình này thường có giá thành rẻ hơn và chất lượng tốt hơn so với những mặt hàng mà ta thường thấy ở các tiệm bách hóa và siêu thị. Do vậy, việc trồng tại nhà thực sự bổ ích và đem lại lợi nhuận lớn.

Việc thu hoạch có thể mất chút thời gian, nhưng cũng không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà mô hình vườn nhà mang lại: giúp người trồng giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi, đồng thời tạo ra các sản phẩm cây trồng hữu cơ đạt hiệu quả và chất lượng cao, góp phần hình thành nên chế độ ăn uống lành mạnh cho cả gia đình. Ngoài ra, làm vườn tại nhà còn có nhiều lợi ích khác được chúng tôi liệt kê dưới đây: 

  1.    Mô hình tiện lợi

Nếu bạn luôn phải chịu áp lực trong cuộc sống, hãy thử dạo quanh trong chính khu vườn của mình để hòa mình vào thiên nhiên xanh mát. Khu vườn sẽ đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu và sảng khoái. Bạn có thể tự tay thu hoạch cho mình những loại rau, củ, quả tươi ngon cho bữa ăn tối ngay trên chính khu vườn của mình mà không cần phải ra siêu thị hoặc các cửa hàng rau sạch.

Nếu mới bắt đầu làm vườn tại nhà, hãy trồng cây ở không gian hẹp để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn. Hãy coi việc này như là một bài tập rèn luyện sức khỏe.  

  1.    Sản phẩm tươi  ngon

Việc tự tay làm ra các sản phẩm rau củ quả là một trải nghiệm thú vị. Các loại hoa quả trồng tại nhà thường tươi hơn so với những loại hoa quả được vận chuyển hoặc mua tạ isiêu thị - đây là một trong những lý do vì sao kiểu trồng tại nhà được rất nhiều người yêu thích. Cà chua là loại cây dễ trồng nhất, ngoài ra còn có rất nhiều loại cây khác mà bạn có thể tự trồng tại nhàn hư,xà lách, cam,…

  1.    Giúp trẻ em biết cách chăm sóc cây trồng

Nhiều nghiê ncứu cho thấy số lượng trẻ em ăn các loại rau củ được trồng tại nhà với khẩu phần ăn hàng ngày thường ăn gấp đôi so với khuyến nghị. Hơn nữa, trẻ em thường thích công việc làm vườn vì qua đó, chúng có thể học hỏic ách cây trồng sinh trưởng như thế nào.

  1.    Tạo ra môi trường xanh sạch đẹp

Hiện nay, với thực trạng sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc của từng sản phẩm rau củ mà ta tiêu thụ hàng ngày, do đó vườn tự trồng tại nhà đảm bảo chất lượng an toàn cho cây trồng, đồng thời mang lại sự hài lòng cũng như thể hiện được ý thức trách nhiệm của người trồng.

  1.    Tiết kiệm chi phí

Bất kể không gian sân sau nhà bạn như thếnào, việc trồng tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí – điều này tùy thuộc vào số lượng rau củ quả mà bạn muốn trồng. Đối với những gia đình có không gian vườn rộng, việc trồng tại nhà sẽ cung cấp một lượng lớn các loại rau củ quả có thể sử dụng được trong 1 năm. Những gia đình có không gian sống hạn chế thường tận dụng các khu ban công hoặc những nơi có không gian nhỏ để trồng rau.

  1.    Đảm bảo an toàn môi trường

Khi sở hữu một khu vườn tại nhà, bạn có thể tận dụng được phần nào lượng rác hoặc chất thải nhà bếp để làm phân bón hữu cơ, lớp phủ cho đất mà không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 

  1.    Tăng giá trị tài sản

Việc tự thiết kế khu vườn tại nhà cũng giống như một khoản đầu tư trong tương lai. Nếu đầu tư kỹ lưỡng, khu vườn của bạn sẽ trở nên sang trọng và tăng giá trị kinh tế. Ngoài ra, khu vườn cũng góp phần thu hút sự chú ý của những khách hàng đến tìm mua nhà bạn.

Gần đây, ngày càng có nhiều người đã và đang áp dụng mô hình khu vườn tại nhà. Chỉ với khoản vốn nhỏ, bạn đã có thể xây mộ tkhu vườn như ý tại sân sau. Đây cũng là nơi mà bạn cũng có thể hình thành nên mô hình kinh doanh của riêng mình. Nếu bạn thực sự yêu thích nghề làm vườn, bạn có thể biến đam mê đó trở thành công việc kinh doanh mà có thể mang lại lợi nhuận cho chính bạn.

Tóm lại, nghề trồng vườn tại nhà là một ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn. Không gì có thể sánh bằng nhà mình. Quả là hạnh phúc khi hàng ngày tự tay bạn

Với những lợi ích kể trên, còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào việc xây vườn tại nhà ngay từ bây giờ?

12 bước thiết kế khu vườn đơn giản
Bình luận (0) 12 bước thiết kế khu vườn đơn giản

Có rất nhiều cách để xây dựng một khu vườn như ý, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu 12 bước cơ bản nhất mà bạn có thể áp dụng.

  1.    Lên kế hoạch

Trước khi bắt đầu, bạn phải lên kế hoạch cụ thểvề kích thước khu vườn cũng như chi phí phát sinh, năng suất cây trồng…Lập một bản phác thảo chi tiết vườn trong nhà và ngoài trời và các loại cây trồng bạn dự định sẽ trồng để làm đẹp không gian khu vườn nhà bạn. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, hãy chọn vị trí phù hợp để trồng hoa và cây thân leo. Bạn có thể trồng ở ngoài ban công hoặc gần cửa sổ; đặc biệt, các cây thân leo  sẽ mang lại cảnh sắc tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn.

Việc bạn lên kế hoạch thế nào sẽ quyết định khu vườn mà bạn dự định xây. Đối với vườn ngoài trời, bạn có thể lên kế hoạch tùy theo ý thích; tuy nhiên,cần có sự cân nhắc và tập trung vào những khía cạnh thực sự cần thiết khi xây vườn trong nhà.

  1.    Tính toán ngân sách

Khi đã lập được kế hoạch cụ thể, hãy lập danh sách các khoản chi phí cần thiết cho việc xây vườn, bao gồm các công cụ và các phụ kiện hỗ trợ đi kèm. Cần phân tích và khảo sát kỹ lưỡng để ước lượng công việc trong kế hoạch của bạn.

  1.    Xác định kích thước khu vườn

Nếu bạn có ý định lắp đặt hệ thống tưới nước và gương chiếu sáng trong khu vườn có không gian nhỏ, việc này sẽ không mang lại hiệu quả. Do vậy, hãy lập kế hoạch theo không gian khu vườn bạn đang có.

Ngoài việc lập kế hoạch bằng bản vẽ, giờ đây bạn cũng có thể thực hiện trên các thiết bị di động, máy tính; tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là giới hạn không gian vườn nhà bạn – đó là yếu tố quyết định trình tự công việc bạn cần làm.   

  1.    Xây vườn trên nền đất tốt

Hãy kiểm tra lượng cacbon và nitơ có trong đất – đây là hai yếu tố quyết định nền đất vườn nhà bạn có thực sự tốt hay không. Nếu nền đất không tốt, bạn nên trồng cây trên các ô.

Bạn cũng có thể chia đất trồng vào các hộp nhựa hoặc gỗ, sau đó phủ một lớp lá lên trên để tạo cho đất nhiều chất giàu dinh dưỡng hơn, thích hợp cho sự phát triển của cây.    

  1.    Xác định kiểu vườn

Sau khi kiểm tra nền đất, hãy xác định kiểu vườn phù hợp với không gian nhà bạn. Việc này sẽ phụ thuộc vào kiểu căn hộ mà bạn đang sống.

Ví dụ: các loại cây cảnh không thể trồng được tại các khu căn hộ do diện tích hạn chế; tuy nhiên các loại rau, củ, quả có thể trồng ở mọi không gian khác nhau, kể cả những không gian chật hẹp.  

  1.    Xác định loại cây cần trồng

Một khi đã xác định được vị trí xây vườn, hãy cân nhắc và lựa chọn thật kĩ lưỡng loại cây phù hợp nhất để trồng trong vườn. Đừng lãng phí tiền vào những loại cây thực sự không cần thiết hoặc không phù hợp với không gian vườn nhà bạn. Chẳng ai muốn điều đó xảy ra cả, phải không nào?

Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng,bạn cần chọn các loại cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt trong khu vườn của bạn. Những loại cây thân leo đẹp có thể vươn ra ngoài ban công và tạo nên vẻ đẹp cho không gian bên trong ngôi nhà. Các loại hoa cũng mang lại cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn cũng có thể trồng các loại cỏ xung quanh để tăng sắc màu cho khu vườn. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự trồng rau và hoa quả tại nhà. Những loại cây trồng tại nhà thường đảm bảo chất lượng tốt hơn với những loại bạn mua trong siêu thị.

  1.    Cung cấp ánh sáng cho cây

Ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự sinh trưởng của cây, do vậy cần lưu ý đảm bảo không gian trồng cây có đủ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên,cần chắc chắn rằng cây của bạn hấp thụ lượng ánh sáng vừa đủ bởi nếu ánh sáng quá nhiều, cây sẽ bị bệnh.

  1.    Đảm bảo hệ thống thoát nước tốt

Khi xây vườn, cần chú ýlắp đặt hệ thống thoát nước hợp lý cho cây. Hãy tưới lượng nước vừa đủ tùy theo từng loại cây trồng.

9.   Nhổ cỏ dại

Hãy dành chút thời gian chăm sóc khu vườn của bạn bằng cách nhổ cỏ dại, bởi việc này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài ra bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có thành phần tự nhiên hoặc giấm để việc nhổ cỏ dễ dàng hơn.

  1.                Sử dụng công cụ phù hợp

Hãy sử dụng các công cụ làm vườn một cách hiệu quả. Nếu không biết cách dùng, bạn có thể tham khảo ý kiến từ người đã có kinh nghiệm, và nếu có thể, hãy nhờ họ tư vấn hoặc mua công cụ làm vườn cho bạn. Cần chú ý rằng trên thị trường có rất nhiều mặt hàng giả.

  1.                 Tham gia làm vườn cùng con

Nếu bạn là người có con, tại sao không rủ chúng cùng làm vườn với bạn nhỉ? Hãy chuẩn bị cho chúng những khoảng vườn nhỏ hoặc các chậu cây để chúng có thể tự trồng hoa và cây cảnh cho riêng mình. Điều này sẽ khơi dậy sự hứng thú và giúp trẻ học hỏi được nhiều điều hơn về khu vườn.

  1.                Đọc sách về làm vườn

Tri thức không bao giờ là thừa. Một người làm vườn đích thực cần phải có vốn kiến thức chuyên môn thật tốt. Vì thế, hãy tìm đọc các cuốn sách về nghề làm vườn và áp dụng chúng vào việc chăm sóc và phát triển khu vườn của bạn. Dù sẽ hơi tốn tiền nhưng mỗi cuốn sách đều chứa nhiều kiến thức quý giá đang chờ bạn khám phá.

Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn!