Dùng bột làm móng, ngay cả với những thợ làm móng giàu kỹ năng và kinh nghiệm thì cũng có vài lần khách hàng vô tình làm hỏng một hoặc vài móng. Đôi khi là do thợ làm móng trước đó đã không làm cẩn thận. Dĩ nhiên trong trường hợp này, chúng ta không thể yêu cầu khách hàng làm lại cả bộ móng. Dù rằng sửa móng không được trả xứng đáng nhưng đây là cách chứng minh kỹ thuật lành nghề của chúng ta với khách hàng hoặc để giữ khách hàng thường xuyên. Dưới đây là một số lưu ý và kỹ thuật sửa móng đã đắp bột cho người mới vào nghề.
Nếu khách hàng vừa làm bộ móng trong tuần nhưng khách đã làm hư móng, tuyệt đối không ngâm hay bỏ cả bộ móng chỉ để sửa một móng duy nhất.
Ghi nhớ: Thợ làm móng giàu kỹ năng thì khi sửa móng sẽ đảm bảo được hình dạng, độ dài và màu sắc móng giốngn như các móng còn lại.
1. Móng nứt ngang hoặc nứt đầu móng:
Cắt móng đó ngắn hơn
Dùng đầu hình thoi sắc để làm tróc lớp bột, giũa móng, gắn đầu móng và phủ bột toàn bộ móng.
2.Móng nứt bên mép và chảy máu:
Rửa sạch máu bằng nước, nhỏ khử trùng, lau khô nhẹ nhàng, THÊM HỒ để phủ phần nứt, chờ cho khô. Dùng hình thoi sắc để cạo lớp bột xuống, giũa nó và phủ lên lớp bột toàn bộ móng.
3. Đầu móng trắng bị gãy:
Làm mỏng đầu móng. Trong khi gắn đầu móng trắn, hãy chú ý đừng gắn nó quá cao. Nếu độ dài móng ngắn, bắt buộc trước tiên phải thêm đầu móng trong, cắt ngắn nó, làm tròn đều móng trong và gắn móng trắng vào phần mép móng trong. Cho đến khi phần móng hồng mới đều với các móng còn lại thì đạt yêu cầu.
Lưu ý:
- Trong khi cắt đầu móng, hãy để lại một số không gian để sau đó giũa, đảm bảo móng không bị ngắn hơn các móng còn lại.
- Nếu là khách hàng mới, hãy thử tìm màu đúng với các móng còn lại, hoặc nếu khách muốn đổi toàn bộ màu móng thì tuyệt. Không sửa nếu không tìm được màu đúng trước.