Tìm kiếm

Tiếng Việt
Back to all

Phòng tránh nhiễm trùng khi sơn móng chân

Phòng tránh nhiễm trùng khi sơn móng chân

Sơn móng chân là cách quen thuộc để nâng niu và trau chuốt bộ móng chân của bạn. Bạn có thể ngả lưng thư giãn trong khi chuyên viên thẩm mỹ lau rửa đôi bàn chân của bạn, mát-xa chúng và giũa móng chân cho bạn. Môi trường để chăm sóc móng chân phải thật thoải mái và an toàn, hơn nữa sẽ là không thừa nếu bạn đảm bảo không có tác nhân nào có thể gây nhiễm trùng móng. Nếu bạn thiếu cẩn thận, bạn có thể rời salon với không chỉ bộ móng chân sặc sỡ đâu. Việc vệ sinh chân kém có thể làm lây lan nấm, mụn cóc và vi khuẩn; ngoài raviệc cắt tỉa móng quá mạnh có thể dẫn tới chấn thương và nhiễm trùng. Dù vậy, bạn không nhất thiết phải né tránh sơn móng chân, nhưng bạn cần lưu ý tránh những sự cố như trên.

Bệnh nhiễm trùng móng và da do vi khuẩn có thể lây lan giữa các khách hàng trong  salon làm nail nếu quy tắc vệ sinh không được tuân thủ. Mối lo ngại điển hình là vi khuẩn MRSA (mеthісіllіn-rеѕіѕtаnt Stарhуlососсuѕ аurеuѕ-tụ cầu vàng kháng Methicillin). Đây loại là vi khuẩn có thể xâm nhập qua những vết rách da và gây nhiễm khuẩn trên phạm vi lớn. Một mối lo ngại khác là nhiễm khuẩn lao (mусоbасtеrіаl іnfесtіоn), mà có thể bị chẩn đoán nhầm là nhiễm khuẩn tụ cầu. Nấm móng,  mụn cóc, và các bệnh do máu như siêu vi gan B là những rủi ro khác mà bạn có thể gặp phải nếu bạn chọn salon làm nail mất vệ sinh.

Tại sao một nơi mà có chức năng làm sạch móng chân của bạn lại gây hại cho sức khỏe bàn chân? Ta cần xem xét một vài thứ trước, trong và sau khi bạn làm móng xong nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Sau đây là một số mẹo hữu ích giúp bảo vệ đôi bàn chân của bạn nhưng không ảnh hưởng đến vẻ đẹp đáng yêu của chúng.

  •          Hãy hỏi những câu hỏi quan trọng!

Đã bao giờ bạn hỏi nhân viên chăm sóc chân về cách họ vệ sinh dụng cụ hoặc salon chưa? Hãy nhìn những chiếc ghế trong tiệm và xem chúng có được làm từ thép không gỉ không? Nhân viên có lau chùi ghế cẩn thận sau mỗi lượt khách không? Liệu salon đang chăm sóc bàn chân của khách hàng với nấm móng, nhiễm khuẩn hay chăm sóc như chân của vận động viên? Chúng tôi đoán là bạn chưa từng nghĩ đến những câu hỏi như vậy. Và chúng tôi lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng bạn sẽ không thấy dễ chịu với câu trả lời đâu.

  •          Dụng cụ sạch là dụng cụ vô trùng

Hầu hết địa phương chỉ quy định dụng cụ phải được sát trùng. Dù điều này đã góp phần bảo đảm độ vô trùng cho cơ sở vật chất, nhưng cách duy nhất để chắc chắn rằng không hề có vi khuẩn hay nấm bám trên dụng cụ, đó là sấy chúng.  Vì sao ư? Khi bạn thực hiện sát trùng, bạn chỉ ngâm dụng cụ vào một loại dung dịch. Vậy làm sao bạn biết được thời gian ngâm là đủ lâu? Chắc chắn là bạn không biết rồi. Bạn chỉ có thể tin là dụng cụ đã tương đối vô trùng.Vâng, chỉ là niềm tin rằng chiếc bấm móng chân đã sạch sẽ mà thôi. Tuy nhiên, khi dùng lò sấy, đèn báo hiệu sẽ đổi màu khi dụng cụ đã được vô trùng trong nhiệt độ đủ cao.Hoặc là có một cách đơn giản hơn nữa, đó là mua riêng bộ dụng cụ làm móng và mang chúng theo mỗi lần bạn tới salon. Và chắc chắn bộ bấm móng của bạn sẽ không bị dính nấm móng của người khác đâu.

  •          Tránh cắt vào da và biểu bì:

Lớp biểu bì được sinh ra với chức năng như một hàng rào bảo vệ. Cần tránh cắt vào biểu bì bởi điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, nhân viên làm móng nên dùng một hòn đá bọt hoặc giũa móng chân chuyên dụng để bóc lớp da chai sần hoặc da khô, hơn là dùng dao cạo. Dao cạo nếu dùng sai cách cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh nhân tiểu đường, người nghiện thuốc lá, người thiếu sức đề kháng, hoặc bất kỳ ai đang mắc bệnh động mạch ngoại biên cần đặc biệt chú ý bởi vết cắt vào da có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọn và nhiễm trùng.

  •          Hãy tìm tiệm spa nào sử dụng ghế làm từ thép không gỉ.

Đã từng có một vài đợt bùng phát vi khuẩn xuất phát từ một spa làm đẹp. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn lao đã sinh sôi ngay trong các lưới lọc và đường ống nhựa của ghế làm móng. Nấm móng ở ngay trong ghế ! Ghê quá ! Tại nhiều tiệm spa, ghế ngồi đều được làm từ thủy tinh, điều này đồng nghĩa với việc lau chùi mà không làm hư ghế sẽ khó khăn. Các khe nhựa sẽ bị đọng nước do không thể khô hoàn toàn. Điều này dẫn đến  lây nhiễm chéo. Tức là bạn ngâm chân mình vào chậu nước mà các khách hàng trước đã sử dụng. Ghế làm móng chân lý tưởng nên được làm từ thép không gỉ để việc lau chùi dễ dàng hơn. Một điều quan trọng nữa là ghế không được có ống dẫn để phòng tránh việc bạn phải ngâm chân chung nước với người khác.

Tổng kết cách phòng tránh nhiễm trùng khi chăm sóc móng chân

Dưới đây là một vài lưu ý (hầu hết đều áp dụng với cả làm móng tay):

  •          Quan sát việc giữu vệ sinh chung. Các chuyên viên làm nail có rửa sạch tay hoặc thay găng tay sau mỗi lượt khách không? Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh và báo cáo giám định có đầy đủ không?
  •          Hãy đảm bảo bồn rửa chân được rửa sạch với xà phòng hoặc chất tẩy và sát trùng sau mỗi lượt khách bằng thuốc khử trùng đã đăng ký với EPA và được sử dụng trong bệnh viện (bạn có thể yêu cầu nhân viên cho xem chai thuốc). Nếu salon đó sử dụng tấm lót nhựa trong bồn rửa chân thì nên thay tấm lót sau mỗi lượt khách.
  •          Dụng cụ cũng cần được tẩy trùng cẩn thận trước mỗi lần sử dụng— nên tẩy trùng bằng lò sấy hoặc ngâm trong dung dịch sát trùng ít nhất từ 10-20 phút.  Thiết bị sát trùng bằng tia UV cũng thường được sử dụng nhưng vẫn chưa đủ độ mạnh. Không được sử dụng trên một lần dụng cụ phi kim loại mà không thể lau chùi, ví dụ như bia giũa móng tay, đá bọt.
  •          Nên mang theo bộ dụng cụ làm móng riêng của bạn. Bạn không cần mang dụng cụ đánh bóng móng do nó không làm vi khuẩn phát triển.
  •          Đừng cạo lông hay  thoa sáp lên chân hay sử dụng bất kỳ loại kem rụng lông nào trong vòng 24h sau buổi đến spa của bạn, bởi nó có thể tạo ra các kẽ hở tí hon trên da (thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường) và trở thành cánh cửa để vi khuẩn xâm nhập . Đừng đi làm móng nếu bạn đang có vết thương trên bàn chân hoặc phần bắp chuối, ngay cả khi đó chỉ là vết xước nhỏ hoặc vết côn trùng cắn.
  •          Hãy yêu cầu nhân viên làm móng không cắt lớp biểu bì (do biểu bì là chiếc khiên bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn) hoặc sử dụng bàn giũa hay dao cạo. Nên nhẹ nhàng kéo lớp biểu bì về phía sau.
  •          Cân nhắc kĩ lưỡng về chuyện tới salon làm móng nếu bạn đang mắc một trong các chứng bệnh về suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường hay bệnh mạch vành. Một số phòng khám chữa bệnh về chân cũng cung cấp dịch vụ làm móng mà chi phí đã được thanh toán trong bảo hiểm.Chương trình  bảo hiểm sức khỏe người cao tuổi thậm chí còn chi trả phí cắt, giũa móng tay tại nhà. 
Comments
Để lại bình luận Close
*
Only registered users can leave comments.