Search

English
Back to all

Hướng dẫn gây giống cá chép Koi

Nuôi cá Koi cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn từ người chủ. Lựa chọn những thành tố nuôi dưỡng phù hợp và việc chuẩn bị mọi thứ từ môi trường sống cho đến quy trình đẻ trứng vì thế mà cũng chiếm thêm một khoảng thời gian.

Để đảm bảo sự thành công thì việc nắm vững kiến thức về chủng loại là rất quan trọng. Nuôi cá chép Koi như là một loài sinh vật cảnh thật là không dễ dàng, đặc biệt đối với người mới. Bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố.

Để đạt được cách nuôi cá Koi thành công, bạn phải thực hành với một vài kĩ thuật nhỏ. Hãy nhớ rằng những hoạt động đầu tiên luôn liên quan đến sự nỗ lực nhưng cũng đi kèm với thất bại, điều này luôn đúng ở bất cứ tình huống nào của cuộc sống, kể cả việc nuôi cá Koi.

NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU TÂM KHI NUÔI LẤY GIỐNG CÁ KOI

  1.       Kích thước của ao cá:

Một điều mà bạn nên nhớ lấy là kích thước của cái ao sẽ ảnh hưởng đến kích thước sinh trưởng của cá. Điều đó thậm chí rõ ràng đối với số lượng có hiệu ứng tăng trưởng tốt. Ao lớn cho cá lớn và ao nhỏ cho cá nhỏ - điều này ảnh hưởng đến sự tương tác và làm cản trở đến kích cỡ tăng trưởng của chúng. Để giữ được 8 con cá chép Koi trong một cái ao, bạn cần xây nó ngang với cỡ giường của vua. Nếu bạn có đủ không gian trong vườn nhà, điều đó là chuyện nhỏ.

  1.       Mật độ pH của ao:

Ao cá của bạn cần duy trì một tiêu chuẩn pH ở tầm từ 7.4 và không vượt quá 8.0. Các loài sò biển và san hô nên được sử dụng trong hệ thống lọc nước để trung hòa mật độ pH khi có nguy cơ giảm.

  1.       Thời điểm nuôi tốt nhất:

Tháng nuôi cá Koi tốt nhất là tầm giữa tháng 4 với tháng 7.

  1.       Chất dinh dưỡng:

Một điều rất quan trọng là bạn có thể chăm sóc lâu dài cho cá với loại thực phẩm dinh dưỡng nhằm giúp duy trì sự sống cũng như màu sắc của chúng luôn sáng rỡ. Những màu sắc tươi sáng là một sự nhận định cho sự khỏe mạnh của cá Koi. Bạn có thể cho chúng bổ sung trái cây và rau củ như bắp cải, dưa, và rau xà lách. Những thực phẩm nuôi cá được chế biến sẵn có thể được sử dụng để cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự duy trì sức khỏe của cá.

CÁC BƯỚC NUÔI CÁ KOI:

Sau khi đọc kĩ về các nhân tố, bạn cần biết mình phải làm gì để nuôi cá Koi thành công!.

  1.       Xây dựng môi trường sinh sống:

Sử dụng nước có hoa lục bình thật sự công dụng đối với ao ngoài trời. Thiết lập ao ở địa thế có thể kích thích sự tăng trưởng của cá. Bạn sẽ không muốn nhìn thấy cảnh những trang sức quý của mình nhảy ra khỏi ao hay là bị côn trùng tấn công. Đó là lý do tại sao chúng tôi tuyển dụng một đội chuyên gia chăm sóc để đặt một cái lưới phủ trọn ao cá ngoài trời này. Xây dựng môi trường nuôi cá tốt nhằm đảm bảo sự giao hợp giữa một con đực và một con cái. Số lượng cá đực và cá cái trong hồ nên theo tỉ lệ 2:1.

  1.       Lựa chọn giống cá:

Rõ ràng là, ao cá của bạn lẫn lộn đầy cá đực lẫn cái. Bạn có thể phân định một con cá Koi đực bởi những điểm chấm trên vây ngực và phần bao quanh bụng và đối với cá cái thì  bụng thường lớn hơn trong suốt mùa sinh sản.

Việc chọn được kích cỡ tương ứng giữa cá đực và cá cái rất quan trọng. Bởi vì mục đích là để nuôi lấy giống, cá cái cần đạt 2 tuổi. Độ tuổi tuyệt hảo cho một con cá chép Koi cái nằm ở số 4. Những con nhỏ tuổi hơn sản sinh ra trứng nhỏ hơn đi kèm với nguy cơ chết yểu cao. Ngược lại, trứng của cá lâu năm rất khó để phá vỡ.

  1.       Sự phối kết sắc màu hài hòa:

Mẫu màu sắc ưa thích của bạn và sự kết hợp như thế nào sẽ quyết định đến sự lựa chọn phối kết đối tác giao hợp của cá. Tất nhiên là mỗi giống được sinh ra sẽ có màu sắc kết hợp khác nhau, vì vậy việc quan trọng không kém đó chính là lập kế hoạch và nghiên cứu chuyên sâu. Gosanke là loài phổ biến nhất trong cộng đồng cá chép Koi với mẫu màu sắc vô cùng đa dạng. Nhận tư vấn từ các chuyên gia và đọc nhiều tài liệu liên quan đến việc sinh sản của cá Koi sẽ cho bạn một góc nhìn khác khi các giống đời X1 không giống với mong muốn của bạn.

  1.       Lựa chọn những đối tác sinh sản khỏe mạnh:

Hai đực và một cái khỏe mạnh trong độ tuổi sẵn sàng giao phối là một điều tuyệt vời. Nó đảm bảo được sự thụ tinh thành công cho hầu hết trứng. Con đực khi sẵn sàng giao phối sẽ phát triển những khối tròn nhỏ trên trán hay vây ngực của chúng; những khối này dùng để làm thỏa mãn trong khi giao phối với con cái.

  1.       Chuẩn bị khu vực giao phối:

Sự chuẩn bị thích hợp sẽ dẫn đến một mùa sinh sản thành công. Bạn nên bảo đảm cho độ pH cua nước, sự tập trung khí thở, tách biệt ba con tham gia giao phối ra khỏi đám đông,.. Ở đó nên có gậy đẩy nước hay là thực vật sống dưới nước nhằm giúp cá cái đặt trứng của mình. Cá con cũng cần nơi trú ẩn khi chúng nở. Do đó, bạn hãy lưu ý đến điều nay khi bạn lựa chọn hoàn cảnh cho chúng.

  1.       Tách biệt trứng đã thụ tinh:

Để tránh việc ăn thịt đồng loại, việc tách biệt trứng đã thụ tinh ra khỏi ba mẹ chúng là rất cần thiết mặc dù loài cá Koi không có thông lệ mớm cho con ăn lúc chúng còn non. Do đó, phòng bệnh hơn chữa bệnh!

  1.       Trứng nở:

Quy trình nay thường xảy ra trong vòng một tuần. Một tháng sau khi nở, điều tiên quyết là hãy loại bỏ những giống xấu và giữ lại những thành phần chất lượng nhất. Tiếp đó, loại bỏ theo tuần cho đến khi bạn có một ao cá cực phẩm. Chúng sẽ tìm thấy và bám víu vào những chỗ như là nhánh cây hay cỏ hay là thành ao để tiếp tục sinh trưởng.

Những con mới nay sẽ phục vụ việc sinh trưởng trong tương lai và chỉ nên cho ăn sau khi giao phối khoảng 3 – 4 ngày. Tôm muối và lòng đỏ trứng đã luộc là những nguồn dinh dưỡng ở giai đoạn đầu. Bạn cũng có thể cho chúng ăn những thực phẩm dinh dưỡng giành cho cá con tại một cửa hàng. Một dấu hiệu để nhận biết khi chúng sẵn sàng ăn là khi bạn nhìn thấy chúng bơi vòng quanh ao theo một nhóm.

Bốn ngày sau khi nở, bạn nên loại bỏ những nguyên liệu cho việc giao phối – điều này làm giảm mực a mô ni ắc trong nước và làm di tản những cái trứng đã nở dưới ánh mặt trời. Với hàng ngàn cá con, không gian của ao sẽ trở nên chật chội hơn đối với khu vực chất thải. Loại bỏ chúng và bổ sung nước sạch thường xuyên để tăng cường sự khỏe mạnh. Bạn cũng can biết rằng chỉ có một nửa trong số cá Koi con sẽ trưởng thành. Đó là lý do tại sao cá Koi của bạn sẽ giúp duy trì một tiêu chuẩn chất lượng cao cho các thế hệ sau.

  1.       Những việc cần làm sau 3 đến 4 tuần đầu tiên:

Bạn cần di chuyển cá con đến ao hay hồ cá khác khi chúng được 3 đến 4 tuần tuổi. Hãy bảo đảm bạn theo dõi chúng đều đặn bởi vì cá con lớn sẽ ăn con bé hơn, vì  thế hãy chia chúng vào những cái bể riêng biệt nếu thật sự cần phải làm vậy. Ở giai đoạn này, cá của bạn sẽ bắt đầu sinh trưởng nhanh chóng vì vậy việc cho ăn thích hợp và thường xuyên là cần thiết. Tuy nhiên, đừng cho chúng ăn quá nhiều bởi vì chúng sẽ bị phát phì và mất đi màu nguyên thủy.

  1.       Dẫn những cá con vào hồ chính:

Khi cá của bạn phát triển được 7 đến 8 inches, bạn có thể dẫn chúng trở về ao chính, nhưng hãy lưu ý quan sát chúng trong trường hợp cá lớn hơn ăn hiếp cá bé.

CHĂM SÓC CÁ CHÉP KOI CỦA BẠN:

Sự chăm sóc phù hợp yêu cầu bạn có một sự hiểu biết về sự chăm sóc theo mùa. Đó là bởi vì mỗi mùa cần những sự chăm sóc khác nhau mà đòi hỏi sự tiếp cận chăm sóc khác nhau. Chằng hạn như, trong suốt mùa xuân, nhiệt độ của nước hoặc cao hoặc thấp vào bất cứ lúc nào. Do đó rất quan trọng để tập trung hơn vào nhiệt độ nước của ao cá bởi vì sự thay đổi bất thường của nước không hề tốt cho cá Koi.

Cá chép Koi phát triển mạnh mẽ trong những ao bùn bởi vì lượng khoáng chất giàu có trong những nơi đó. Những khoáng chất nay thêm vào cho cá Koi sức khỏe và màu sắc. Đất sét Bentonite hàm chứa hơn 60 loại khoáng chất sẽ giúp cá phát triển khỏe mạnh nếu được duy trì những thức ăn giàu đất sét này. Hơn thế nữa, khi đất sét Bentonite được bổ sung trực tiếp vào ao, nó mang lại sự ổn định cho mật độ pH. Khi nhiệt độ của nước đạt 75 độ F, cá Koi cần được duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều protein, bởi vì ở thời điểm này thì sự trao đổi chất của nó đã đạt đỉnh điểm. Đây là giai đoạn nơi chúng sẽ ăn 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Việc cung cấp cho cá Koi của bạn những nguồn thực phẩm đầy đủ và phù hợp là rất cần thiết cho sức khỏe của chúng. Khi việc cho ăn được quan tâm, bạn phải để ý đến một vài nhân tố cơ bản như là kích cỡ của ao, mùa, số lượng cá trong một ao, và chủng loại lọc nước được sử dụng.

Luôn luôn bảo đảm bạn cũng có một sự quan tâm đủ cho ao nuôi cá. Bạn cần làm sạch ao, cung cấp nước sạch,… nhằm tạo ra một ao cá tiêu chuẩn và một cái ao như thế sẽ tránh được bệnh tật và côn trùng.

Comments
Write a comment Close
*
Only registered users can leave comments.