Tảo là một loại sinh vật sống hấp thụ năng lượng mặt trời qua quá trình quang hợp giống như các loài thực vật khác. Khi xây ao, đặc biệt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, nước trong ao đọng lạicác chất dinh dưỡng có lợi cho tảo.
Do sự giống nhau về tính chất, nhiều người cho rằng có rất nhiều loại cây được tiến hóa từ tảo. Tuy nhiên, cấu trúc của tảo khác với các loại thực vật thông thường: tảo không có các cơ quan thực vật, mà chỉ tồn tại ở dạng tế bào, cụ thể là đơn bào và đa bào. Chúng có thể hình thành nên các nhóm tế bào lớn và phát triển.
Tảo là nguồn cung cấp thức ăn cho cá cũng như hấp thụ lượng amoniac nitrat và photphat dư thừa trong nước; tuy nhiên tảo gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cây trồng vật nuôi: che khuất ánh sáng cần thiết cho cây thủy sinh, thay đổi độ pH trong nước, suy giảm lượng oxi thải ra từ cây, gây tắc nghẽn và làm cho ao trở nên tù đọng.
NGUYÊN NHÂN TẢO MỌC NHIỀU TRONG AO
Như đã nói ở trên, tảo sinh trưởng nhờ quá trình quang hợp, chuyển đổi năng lượng mặt trời thành chất dinh dưỡng. Có hai loại tảo ao phổ biến, cụ thể như sau:
- Tảo lục
Loại tảo này có kích cỡ cực kỳ nhỏ và không thể xử lý bằng lọc lưới hay các thiết bị lọc khác được. Chúng cần ánh sáng và chất dinh dưỡng để phát triển.
- Tảo sợi
Tảo sợi – hay tảo lông – là loại tảo trải dài thành từng sợi một và xoắn vào nhau.
CÁCH KHẮC PHỤC TẢO MỌC
Có rất nhiều cách để hạn chế số lượng tảo mọc trong ao, do vậy cần cân nhắc kết hợp các phương pháp để việc loại tảo diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Sử dụng tia UV
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm số lượng tảo mọc trong ao. Các tia UV có vai trò giảm tốc độ tăng trưởng của sinh vật phù du, do đó cũng góp phần làm giảm kích thước và hạn chế sự sinh trưởng của tảo.
- Sử dụng hóa chất xử lý nguồn nước
Hóa chất xử lý nguồn nước có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tảo, đặc biệt khi đối phó với các loại tảo khó loại bỏ như tảo sợi và tảo lục. Do vậy, cần cân nhắc sử dụng hợp lý tùy tính chất của từng loại tảo.
- Hạn chế nguồn thức ăn
Nếu cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn dư thừa sẽ tồn đọng ở đáy ao, tạo điều kiện thuân lợi cho tảo phát triển. Vì thế, hãy cho cá ăn đúng liều lượng hợp lý. Nên thực hiện các thử nghiệm khác nhau để đảm bảo duy trì lượng dinh dưỡng vừa đủ.
- Tăng nhiệt độ
Vào mùa đông, tảo không thể sinh trưởng do không chịu được nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, nhiệt độ sẽ tăng lên, tạo điều kiện thuân lợi cho tảo phát triển. Vì thế, hãy trồng các cây và bụi cây để che khuất ánh sáng mặt trời.
- Sục khí ao
Trong môi trường nước tĩnh, tảo sẽ dễ sinh trưởng hơn. Do vậy, cần tạo nên chuyển động trong ao để tảo không thể sinh trưởng được.
Hãy xây thác nước hoặc lắp đặt máy xục khí để nước luôn chuyển động liên tục.
Cần lưu ý về số lượng tảo trong ao nhà bạn: khi quần thể tảo ít, tảo là một thành phần của ao; khi quần thể tảo đông, chúng có thể phá huy môi trường sinh thái của nước, gây mất thẩm mỹ cho ao.
Ngoài ra có một số biện pháp khác mà bạn có thể ứng dụng như sau:
ðĐồng có thể sử dụng để cắt các loại tảo. Tuy nhiên, một số loại tảo đã phát triển tế bào kháng thể chống lại chất độc của đồng. Đồng cũng có thể gây hại cho nhóm vi khuẩn vô hại.
ðNuôi nòng nọc và ốc sên
ðHãy luôn vệ sinh ao hồ của bạn cẩn thận. Ao hồ càng sạch, tảo càng ít mọc.Tránh sử dụng các hóa chất độc hại trực tiếp lên ao cá. Một số gia đình còn sử dụng các loại máy hoặc vòi phun rửa áp lực cao để làm sạch ao.
ðSử dụng các dụng cụ vớt ao/hồ để loại bỏ cặn.
ðĐặt các loại đá trong hồ để tạo nên môi trường cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại hóa chất xử lý ao, tuy nhiên cần lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp để tránh gây hại cho cây trồng và cá nuôi. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc diệt tảo để cắt số lượng lớn tảo, tuy nhiên trước khi sử dụng cần loại bỏ phần dư thừa bên trong những loại tảo để tránh mất cân bằng sinh thái trong ao. Một lựa chọn an toàn hơn là sử dụng các loại vi khuẩn vô hại, vừa diệt tảo hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho cá nuôi.
NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI DIỆT TẢO
1. Hệ thống làm mát bằng tia cực tím chỉ được sử dụng để xử lý các loại tảo nổi trên bề mặt và không có chất amoniac, vì chúng có thể gây hại cho vi khuẩn vô hại.
- Không sử dụng thuốc diệt tảo (trừ khi bạn đã chắc chắn đảm bảo an toàn trước khi sử dụng) vì chúng có thể gây hại cho cây trồng và cá nuôi. Tảo chết sẽ tích tụ và hình thành nên lớp bùn hữu cơ dưới đáy ao.
- Không thay nước ao hồ bằng nước máy – nước máy sẽ giết chết các vi khuẩn vô hại trong ao.
- Không thay nước ngay lập tức khi phát hiện có tảo, mà hãy thay giữa chừng bằng cách dùng nước giếng.