Tìm kiếm
Tiếng Việt
Danh Mục Sản Phẩm
Menu Close
Back to all

Cách trồng dưa vàng

Cách trồng dưa vàng

Dưa vàng là loại dưa có ruột bên trong màu vàng cam. Trước đây, nó được biết đến ở châu Âu như là một loại quả mềm, không có lưới bên trong. Khi loại dưa ruột cam trở nên phổ biến hơn, “dưa vàng” được sử dụng để chỉ chung các loại dưa ruột vàng khác như dưa bở, dưa gang….  Dưa vàng nặng tầm 1-11 lbs, và thường được xếp vào những loại dưa được ưu tiên khi trồng. 

Mùa nắng kéo dài là thời điểm thích hợp để thu hoạch dưa vàng, tuy nhiên hương vị của chúng thật đáng để thử. Một số loại ra quả nhanh hơn các loại khác, chỉ mất khoảng vài mùa vụ là có thể thu hoạch được (như EarliChamp hay EarliGold). Dưa vàng còn được gọi bằng cái tên khác như “dưa gang” hay “dưa bở”. Sau khi loại bỏ hạt, phần ruột vàng bên trong sẽ rất ngọt, chứa nhiều vitamin A,C và  Kali. Thường chúng được ăn trực tiếp.

Cách trồng dưa vàng

Các yếu tố cần thiết để trồng dưa vàng gồm có: đất, địa điểm, loại, cách chăm sóc, thu hoạch và bảo quản dưa vàng.

  •          Gieo hạt

Hãy bắt đầu chuẩn bị hạt giống khoảng 3-4 tuần trước đợt buốt giá cuối cùng. Gieo hạt vào đất trồng xuống sâu khoảng 1 inch. Cây dưa vàng rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc cấy ghép, vì vậy cần phải cho hạt giống vào giấy hoặc cốc than bùn có thể trồng tập trung vào 1 chỗ thay vì phải bỏ từng hạt riêng trong chậu nhựa. Xé phần đáy cốc để rễ cây có thể mọc lên được.  

  •          Nơi trồng

Dưa vàng thích hợp để trồng ở những nơi nắng ấm. Nhiệt độ ngoài trời tối thiểu để gieo hạt là 70 độ F. Nếu ở vùng khí hậu lạnh thì nên trồng trong nhà, sau đó chuyển cây ra ngoài trước khi chúng trưởng thành. Khi trồng lưu ý để chừa phần dây leo. Nếu không gian trồng bị giới hạn, nên đặt lưới mắt cáo để dây leo có thể mọc thẳng đứng. Bạn cũng có thể trồng dưa vàng trong các thùng chứa và sau đó đặt lưới mắt cáo để dây leo mọc thẳng. Nên dùng chậu to và chỉ sử dụng một lượng nhỏ hạt giống dưa.     

  •          Chuẩn bị đất gieo trồng

Như đã nói ở trên, dưa vàng thích hợp trồng ở nơi đất ấm vì thế không nên trồng chúng quá sớm. Chúng rất cần nhiều chất dinh dưỡng vì thể đất cần chuẩn bị phải tương ứng với lượng dinh dưỡng cần thiết. Bạn cũng có thể thêm phân ủ hữu cơ, phân động vật sử dụng trong thời gian dài hoặc phân hữu cơ cho đất; và chúng cần được trồng trên 6 inch đất đầu tiên để có hiệu quả tốt nhất.

  •          Trồng dưa

Trồng dưa với diện tích tối thiểu 36 inch so với cách trồng truyền thống. Nếu sử dụng lưới mắt cáo, diện tích cần để trồng là 12 inch; trồng kiểu foot vuông sẽ là 1 cây/ 1 foot vuông. Sau khi gieo hạt/ hạt cấy ghép thì đặt lớp che phủ lên trên. Lớp che phủ có tác dụng giữ ấm, duy trì độ ẩm và ngăn cho cỏ dại làm hại đến cây non.

  •          Thùng chứa

Hầu như nhiều loại dưa vàng có thể trồng được trong thùng chứa; có thể để phần dây leo mọc ở các cạnh thùng hoặc sử dụng giá đỡ. Để dễ trồng hơn, những cây nhỏ hơn phù hợp cho kiểu trồng này. Giống Minnesota Midget cho ra quả kích cỡ 4 inch và là một trong những loại cây trồng phù hợp để trồng trong chậu. Phần bụi cây chắc và các cây nhỏ không cần nhiều giá đỡ. Nên sử dụng chậu có bề ngang 12 inch hoặc thùng có dung tích 5 gallon. 

  •          Ngừa côn trùng bằng “thiên địch”

Một số loại côn trùng có thể gây hại cho cây, ví dụ: Bọ xít gặm phần tán lá và bọ thân leo sẽ gặm phần leo và thường sẽ hại toàn bộ cây. Bọ cánh cứng gặm hết tất cả bộ phận của cây. Rệp vừng sẽ dần dần gặm lá cây theo thời gian.  

Vì thế, ngay từ ban đầu, hãy trồng các cây thiên địch bên cạnh những cây mới trồng. Sen cạn, cúc ngải, thì là là các loại cây thiên địch phù hợp để chặn côn trùng có hại.  

  •          Tưới tiêu và chăm sóc cây

Việc tưới tiêu thường xuyên rất quan trọng. Đất cần phải luôn thật ẩm nhưng không quá ngập úng và không được để quá khô cằn. Tưới phần gốc cây đủ lượng nước nhất có thể và tránh tưới ướt đẫm lá quá nhiều vì điều này sẽ gây ra bệnh nấm và lây lan khắp các cây.Có thể sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc vòi phun nước; tránh sử dụng bình phun để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên tưới vào sáng sớm để cây có thời gian hấp thụ độ ẩm trước thời gian nắng chiều chiếu. Khi đó lá cây có thể sẽ bị héo, tuy nhiên không nên lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường.     

  •          Ra quả

Khi ra quả, hãy bảo quản chúng thật cẩn thận. Nếu quả rơi xuống đất, nhẹ nhàng đặt một tấm bìa các-tông hoặc thùng đựng để hứng dưa. Việc này sẽ ngăn côn trùng xâm hại và kích thích chúng chín nhanh.

·         Thu hoạch và bảo quản

Bí quyết để dưa có vị ngon, ngọt là hãy để chúng ra quả trên dây leo; những quả dưa sau khi được thu hoạch thường chưa chín. Để nhận biết được quả nào chuẩn bị được thu hoạch, cần chắc chắn rằng phần vỏ đổi màu từ xanh sang vàng (nâu vàng). Sau đó ngửi thử. Nếu mùi dưa ngọt và chín, thì quả dưa đó đã sẵn sàng để thu hoạch. Để dưa có vị ngọt hơn nữa, để dưa trên kệ khoảng 1-2 ngày trước khi ăn, hoặc có thể để trong tủ lạnh khoảng 1-2 tuần. Để bảo quản lâu hơn, có thể làm đông hoặc dùng chất bảo quản cho dưa. 

Comments
Để lại bình luận Close
*
Only registered users can leave comments.