Cà chua là thực vật có chứa nhiều Lycopene (chất chống oxi hóa mạnh) và các vitamin A, C thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Đây cũng là nguyên liệu nấu ăn cơ bản: có thể ăn trực tiếp, làm sốt hoặc nấu chín. Có rất nhiều loại đất được sử dụng để trồng cà chua, tuy nhiên hiện nay, nhiều người đã và đang ứng dụng thủy canh với loại cây trồng phổ biến này, vì tính đơn giản và hiệu quả mà mô hình này mang lại.
Cà chua thủy canh có thể được trồng ở những không gian nhỏ hẹp (khu ban công) và có ánh sáng. Tuy nhiên, để có thể quan sát trực tiếp sự sinh trưởng của cây, hãy trồng chúng trong nhà kính. Nếu là người mới biết đến thủy canh lần đầu, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dụng cụ thủy canh đơn giản có kèm theo hệ thống tưới nhỏ giọt.
NHỮNG YẾU TỐ CẦN LƯU Ý
Để năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Độ pH
Độ pH lý tưởng của dung dịch dinh dưỡng của cà chua nằm trong khoảng 5.9 – 6.4. Dùng dung dịch kali hydroxide (KOH) (khi nồng độ pH thấp) và axit photphoric (H3PO4) (khi nồng độ pH cao) để cân bằng pH. Cần chú ý theo dõi nồng độ pH dung dịch thường xuyên bằng cách kiểm tra với máy đo pH (đi kèm với dụng cụ thủy canh) để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cây diễn ra thuận lợi.
- Ánh sáng
Vào giai đoạn trưởng thành, cà chua cần được chiếu sáng 16 tiếng liên tục để lớn nhanh và ra quả nhiều hơn. Bạn có thể sử dụng các loại đèn nhân tạo như halogen hoặc huỳnh quang để đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp cho cây. Nếu không có 1 trong 2 loại đèn trên, hãy chọn loại đèn phù hợp với khu vườn của bạn.
- Vòng giá đỡ
Nếu cây cà chua đạt chiều cao hơn 2 feet, bạn cần trang bị vòng giá đỡ. Cách tốt nhất là sử dụng dây thừng treo và cố định phần thân cây. Khi cây lớn lên, hãy buộc dây thừng quanh cây, nhờ đó lá cây sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và kích thước cây sẽ lớn hơn.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng cho cà chua là 18°C - 25°C vào ban ngày và 12°C - 18°C vào ban đêm.
- Thụ phấn
Cây cà chua tự thụ phấn để ra quả. Nếu bạn trồng trong nhà kính, cây sẽ không thể tự thụ phấn được, vì thế bạn cần phải thụ phấn bằng tay. Công đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn, bởi bạn sẽ phải đợi đến khi cây bắt đầu ra hoa.
Cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm là bóp nhẹ các cánh hoa với nhau. Một cách làm phổ biến khác là buộc một bàn chải đánh răng vào sau hoa cà chua để phấn hoa được rải đều.
HƯỚNG DẪN TRỒNG
Với cách trồng thủy canh, cà chua sẽ không bị giảm chất lượng, mất đi hương vị và giá trị dinh dưỡng. Ngược lại, nếu sử dụng đúng liều lượng dung dịch dinh dưỡng với tần suất hợp lý, hương vị của cà chua sẽ được nâng tầm.
Đầu tiên, hãy xác định vị trí phù hợp để trồng cà chua. Để làm được điều này, việc tính toán khả năng sinh trưởng của cà chua là điều kiện cực kỳ quan trọng. Ánh sáng và đất là hai yếu tố cần thiết cho cây cà chua ra hoa, kết trái, do vậy hãy chọn những nơi có lớp nền đất sâu và giàu dinh dưỡng, đồng thơi cũng đủ độ rộng để đón ánh nắng.
Sau khi đã xác định vị trí trồng, hãy bắt đầu công đoạn gieo hạt. Không nên chọn những loại hạt bán sẵn vì những loại hạt này rất dễ mắc sâu bệnh hoặc có chất lượng không cao.
Chất lượng cây cà chua phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của rễ cây. Nếu rễ cây không vững chắc, cây sẽ không thể sinh trưởng và không ra quả nhiều. Với những người mới trồng, cần đảm bảo đủ không gian để rễ cây vươn dài hơn.
Tiếp theo, gieo hạt trong bông khoáng (Rockwool) đã được ngâm từ trước và ủ kín trong khay trồng ở nhiệt độ 20° - 25°C. Khi hạt bắt đầu nảy mầm, bỏ khay cho để hạt ra ngoài ánh sáng 12 tiếng mỗi ngày. Trong vòng 2 tuần, cây sẽ bắt đầu lên lá non; khi đó cần đưa chúng vào hệ thống thủy canh.
Người trồng cần để ý theo dõi cây thường xuyên để phòng bệnh cho cây. Cần lưu ý che phủ cây bằng lá để giữ nhiệt độ cho cây cũng như giữ lượng nước cần cho rễ cây phát triển.
Trên đây là các bước để bạn có thể trồng cà chua thủy canh. Hy vọng bạn sẽ có được một vụ thu hoạch cà chua bội thu và tiết kiệm được chi phí.