Tìm kiếm
Tiếng Việt
RSS

Blog posts of '2017' 'Tháng 8'

Những Nhánh Cọ Huỳnh Quang
Bình luận (0) Những Nhánh Cọ Huỳnh Quang

Mùa hè mang đến niềm vui cùng những lo lắng về mùi hôi cũng như việc da bị rám nắng!. Mang cho mình một đôi sandal và tiến đến một cuộc sống đậm chất biển là tất cả những điều tạo nên sắc màu cho mùa hè. Đến một nơi nào đấy và ăn diện theo đó, có phải là điều bạn muốn cho những ngày này? Không vấn đề gì nhé! Và như vậy thì, làm cách nào mà bạn lại quên mất bộ móng của mình nhỉ? Sẽ không có gì thú vị khi chơi game dưới tán cây cọ ở bãi biển trừ khi bộ móng của bạn cũng được thu hút bằng những trang trí huỳnh quang ấn tượng!.

Bước Hướng Dẫn:

Hoàn toàn đi theo hình ảnh của một bờ biển nhiệt đới với gió mát lạnh, những tán cọ huỳnh quang trông thật huyền ảo! Một thứ duy nhất bạn có thể làm cho bộ móng đó là lựa chọn màu sắc huỳnh quang đối lập với màu trắng.

Các bước:

  1.       Sơn một lớp dưỡng.
  2.       Đây là nghệ thuật trang trí sử dụng màu huỳnh quang, nên sử dụng màu trắng cùng với một màu huỳnh quang khác, ở đây màu được chọn là màu hồng phấn neon.
  3.       Sơn màu neon trên móng của bạn trừ ngón giữa và ngón ngón đeo nhẫn. Nhớ sơn hai lần.
  4.       Bây giờ sử dụng màu trắng, sơn hai lần cho ngón giữa và ngón đeo nhẫn.
  5.       Sử dụng cọ vẽ loại chi tiết và màu hồng neon, phác họa hai đường vòm và năm đường bổ sung từ đỉnh của mỗi nhánh cọ. (như hình).
  6.       Cũng màu đó, tiếp tục dung cọ vẽ lá dạng chữ V trên các nhánh, tạo ra những đường rung chắc chắn như thể lá cọ chuẩn xuất hiện.
  7.       Sơn một lớp bóng sáng trên cùng.

Bên cạnh những cuốn truyện cười và những quyển sách, khi mà bạn đang rảnh hay khi bạn cảm thấy mệt nhọc, hãy thực hiện bộ móng sáng chói này, vì nó chắc chắn sẽ làm sáng ngời cảm xúc của bạn, đem đến cho bạn sự ấm áp và chói lóa đầy ắp!.

Rực Rỡ Hồng Hạc
Bình luận (0) Rực Rỡ Hồng Hạc

Hồng! Có phải màu hồng nhắc bạn về những chú hồng hạc bí ẩn? Bạn có thể đứng trên đôi chân của mình suốt đời không? Bạn không thể, đúng không? Nhưng những đặc điểm này có thể tìm thấy ở hồng hạc. Và bộ móng này phù hợp với những tín đồ yêu chim biển. Lưu ý không nhầm lẫn hồng hạc với thiên nga. Hồng hạc sinh sống ở Miami bởi vì chúng có thể mang đến cho bạn không khí nhiệt đới, dù sự thật chỉ có thể nhìn thấy chúng ở sở thú. Nếu bạn yêu thích những chú hạc màu hồng đáng yêu nay nhưng lại lo nghĩ về việc đi biển thì cứ yên tâm, bạn có thể trang trí những chú hạc sặc sỡ cho bộ móng của mình!.

HƯỚNG DẪN:

Một chú hàng càng hồng bao nhiêu, điều đó càng ấn tượng bấy nhiêu. Đó là lý do tại sao màu hồng được chọn ở đây. Tuy nhiên, bạn có thể chọn màu khác theo ý mình.

Các bước:

  1.       Bắt đầu bằng một lớp sơn dưỡng móng.
  2.       Bạn sẽ can 3 màu: ngoài ra cần phải có màu trắng. Trên đây, chú hồng hạc được vẽ bằng màu hồng phấn và màu hồng đậm.
  3.       Sử dụng màu hồng phấn, trắng và màu hồng đậm cho ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn cùng với ngón út.
  4.       Sử dụng công cụ vẽ chấm tạo những chấm bi trên ngón trỏ, màu sử dụng là màu trắng.
  5.       Sử dụng cọ vẽ sọc để tạo high Zic Zac bằng màu hồng phấn và hồng đậm trên ngón đeo nhẫn.
  6.       Như cách một đứa trẻ vẽ con vịt “giống số 2”, sử dụng cọ vẽ sọc làm số 2 trên đỉnh ngón giữa bằng màu hồng đậm. Sơn đậm và rõ lên.
  7.       Vẽ chân và mỏ hạt bằng màu hồng phấn.
  8.       Sử dụng thêm một ít đường rạch trên cơ thể hạc để tạo dáng vỗ cánh.
  9.       Sơn bóng.

Bạn thích nó! Hãy làm thử nào!.

Sao Biển Màu San Hô
Bình luận (0) Sao Biển Màu San Hô

Bạn có dự định đi biển vào sáng sớm nhưng vẫn chưa tìm được phong cách cho bộ móng của mình? Bây giờ thì bạn không cần phải chờ đợi thêm để có được một hướng dẫn trang trí móng mùa hè đậm phong cách boho. Bên dưới là bộ móng siêu xinh xắn, những con sao biển ẩn mình trong màu san hô. Bộ móng tuyệt diệu nay rất phù hợp để có một buổi tiệc ở biển và chuyến hành trình khám phá đại dương của bạn. Có một sự thật là những chú sao biển màu san hô nay trông thật hoang dã và mạnh mẽ nhưng khi trộn lẫn vào nhau thì trông thật là kì ảo! Chỉ với một thì không thể nhưng đằng này lại là một bộ đáng để nhận được một lời khen đúng nghĩa. Để biết được cách để trang trí móng sao biển san hô, thực hành những hướng dẫn bên dưới.

Bước Hướng Dẫn:

Những sắc màu được sử dụng khắc họa một cách nổi bật khác biệt của sao biển thật đang di chuyển vào trong những rạn san hô. Bạn cũng có thể sử dụng trang trí này cho cả móng chân. Những chấm bi màu trắng độc quyền làm nổi bật vẻ đẹp của cả một thiết kế.

Các bước:

  1.       Sơn dưỡng bảo vệ móng.
  2.       Bạn có thể sử dụng màu biển ánh kim hoặc dạng lấp lánh hoặc dạng sáng sequin (hay bất cứ màu xanh biển khác), dùng để làm sơn nền.
  3.       Sơn màu xanh được sử dụng hai lần.
  4.       Sử dụng cọ vẽ sọc,vẽ ngôi sao bằng màu cam quýt ( giống hình).
  5.       Chấm những chấm trắng lên sao biển.
  6.       Sơn bóng.

Hãy làm theo các bước trên và sáng tạo nên bộ móng sao biển màu san hô dễ thương. Bộ móng của bạn có thể ngắn nhưng đó không là vấn đề bởi vì việc trang trí móng này trông tuyệt vời với đủ các độ dài móng. Hãy bắt đầu tận hưởng cuộc sống phong trần nơi biển cả của bạn!.

Những mẹo hay khi mua ghế spa
Bình luận (0) Những mẹo hay khi mua ghế spa

Nếu bạn kinh doanh dịch vụ massage chân hoặc chăm sóc móng tay, móng chân, hẳn bạn phải đầu tư kha khá vào ghế spa. Những chiếc ghế spa thoải mái và an toàn sẽ quyết định việc liệu khách hàng có thường xuyên quay lại với bạn hay không.

Đây chính là lý do ghế spa nên được quan tâm đúng mức – bạn không chỉ đơn giản đến cửa hàng và mua ghế spa đơn giản vì bạn thích vẻ ngoài của nó, hoặc chiếc ghế đó phù hợp với cách trang trí của salon của bạn.

Để thoát khỏi định kiến trên và bắt đầu mua sắm, những người chủ spa nên xác định số lượng ghế cần phải mua.Mỗi salon sẽ có không gian khác nhau và tất nhiên là không thể tống tất cả mọi thứ vào được. Hãy dành thời gian để ước lượng diện tích dành cho khu vực ghế spa này, sau đó mới chuyển qua bước tiếp theo.

Nếu vẫn chưa quyết định được số lượng ghế cần thiết, hãy tính đến ngân sách.Mỗi loại ghế spa sẽ có một mức giá cụ thể và người chủ spa sẽ biết họ nên làm gì với tình hình tài chính của mình.Hãy đề ra mức giá cho mỗi chiếc ghế spa và kiên định với mức giá này để giảm thiểu chi phí.

Những lời khuyên hữu ích khi mua ghế spa

Sau đây là một lời khuyên hữu ích khi bạn muốn mua ghế spa cho cửa hàng của mình.

  • Thoải mái và thư giãn

Chắc chắn là ghế spa bạn chọn không được quá cứng hay nằm lên sẽ bị đau hoặc khách hàng thấy không thoải mái. Tuy nhiên, một chiếc ghế spa quá mềm cũng gây nên những cảm giác tương tự cho khách. Hãy chọn một chiếc ghế chắc chắn và có phần đệm lưng giúp khách hàng có thể thư giãn. Nếu ngân sách cho phép, hãy mua ghế spa có chức năng massage. Khi đó khách hàng có thể chọn chế độ massage phù hợp chỉ với điều khiển từ xa và có thể thư giãn và massage lưng thoải mái trong khi bạn chăm sóc chân của các thượng đế này.

  • Chất liệu

Hãy chọn lựa ghế spa với chất liệu bền và dễ dàng vệ sinh.Nếu vải bọc ghế thoải mái, chúng rất dễ bạc màu hoặc khó làm vệ sinh.Da thuộc nhìn rất đẹp, nhưng ghế làm bằng da thật thường quá đắt và rất khó giữ bền.Bạn có thể dùng ghế bọc ngoài bằng nhựa vinyl mềm, có thể chống thấm nước trong quá trình rửa chân.

  • An toàn cho khách hàng

Điều tối quan trọng là bạn nên mua những chiếc ghế không có ống dẫn, bộ phận này có thể khiến khách hàng không thoải mái.Không giống như những chiếc ghế spa có ống dẫn nơi có thể lưu lại xà phòng, tế bào da chết và bụi bẩn từ những khách hàng trước, loại ghế không có ống dẫn sẽ giúp khách hàng không bị nhiễm khuẩn như trên. Ghế spa sạch sẽ không chỉ giúp bạn giữ chân khách hàng mà còn giúp bạn yên tâm rằng khách hàng luôn được sạch sẽ, không bị lây nhiễm.

  • Tìm hiểu về nhà sản xuất

Với sự phổ biến của các spa và cửa hàng nail, những nhà sản xuất ghế spa cũng xuất hiện nhanh như nấm mọc sau mưa. Tìm được một nhà sản xuất với chất lượng tốt và đáng tin cậy là một nhiệm vụ của bất cứ chủ spa nào.Có rất nhiều những nhà sản xuất ghế spa với thương hiệu trôi nổi trên thị trường.

  • Bảo hành và thay thế

Khi đọc phần bảo hành cho ghế spa, điều quan trọng nhất bạn cần chú ý là xem những mục nào được bảo hành và trong thời gian bao lâu.Có rất nhiều loại bảo hành với điều kiện khá hạn chế, đồng nghĩa với việc không phải phần nào của ghế cũng được thay thế, sửa chữa trong thời hạn bảo hành, chẳng hạn như những phần bị rách.Các dịch vụ hậu mãi từ nhà sản xuất khi mua sắm ghế spa là rất quan trọng.Khi có vấn đề gì xảy ra mà bạn không thể xử lý được khi đọc hướng dẫn sử dụng thì bạn cần phải tìm đến nhà cung cấp.Thông qua dịch vụ hỗ trợ khách hàng, bạn có thể tiếp cận nhà sản xuất để tìm những bộ phận thay thế.Theo nhiều cách hiểu, một chiếc ghế spa nên được coi như một chiếc ô tô.Đó là bảo dưỡng.Bảo dưỡng là một dịch vụ không thể thiếu trong khi mua ghế spa và những thiết bị khác trong spa. Vậy nên hãy hỏi kỹ về đồ thay thế bởi không phải nhà sản xuất nào cũng có sẵn chúng trong tay.

  • Chi phí

Những chiếc ghế spa có thể rất đắt đỏ với giá thành lên tới hàng ngàn đô la.Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể mua được ghế với giá cả hợp lý hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo. Những chiếc ghế rẻ hơn tuy không có thương hiệu nổi tiếng nhưng lại mang đến những trải nghiệm thư giãn rất tuyệt vời. Bạn có thể mua ghế giá từ 500 tới 1000 đô la, rẻ hơn rất nhiều ở những cửa hàng thông thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua vào những dịp giảm giá, chiết khấu qua mua online hoặc vào những dịp ưu đãi như Black Friday hay vào mùa Giáng sinh.

  • Các tính năng

Ghế spa thường đi kèm với rất nhiều chức năng, nhưng rõ ràng, bạn chỉ cần một vài chức năng trong số này. Vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn mua ghế có những chức năng bạn cần và tránh xa loại ghế có nhiều chức năng thừa thãi. Một vài loại ghế có thể điều chỉnh vị trí để tay và chân, chỗ đặt tạp chí và thậm chí chỗ để đồ uống. Cũng có những chiếc ghế có bậc thang giúp khách hàng bước lên ghế dễ dàng hơn.Hãy chọn loại ghế thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.Khách hàng thoải mái đồng nghĩa với việc họ sẽ quay trở lại với spa của bạn hoặc sẽ giới thiệu với hội chị em bạn dì của họ nữa.

 

  • Chất lượng 

 

Ngành công nghiệp spa chăm sóc móng chân không giống như những ngành công nghiệp khác , tiền nào thì quả nấy. Sẽ không có sự thay thế nào cho spa chăm sóc móng chân , xây dựng tại Hoa Kỳ , sử dụng các thành phần sản xuất trong nước . hãy nhớ rằng ,x

 

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng 

 

Mọi công ty trên mọi ngành công nghiệp đều có khó khăn riêng . chính là do cách giải quyết vấn đề tạo ra sự khác biệt giữa các công ty . hãy đồng hành cùng công ty U.S.based , nơi dịch vụ chăm sóc khách hàng là một yếu tố không thể thiếu .

 

  •  Bảo hành 

 

Mọi nhà sản xuất đều tuyên bố rằng sẽ bảo hành sản phẩm của họ , nhưng có thực sự là như vậy không? Sau khi bạn đọc x hoặc x bạn sẽ hiểu là bảo hành không giống với bảo hành chút nào . một điểm chính trong giấy bảo hiểm của nhà sản xuất ghi: “ khách hàng sẽ chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển x “ . hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ chính sách bảo hành trước khi đưa ra quyết định.

 

  • Thiết kế 

 

Bạn cóthực sự  muốn sở hữu một chiếc ghế làm móng giống hệt như trong các salon trên phố ? hãy tự làm mình nổi bật trong cuộc thi này ! hãy tìm kiếm những thiết kế độc đáo .

 

  • TÍNH NĂNG VÀ MÀU SẮC

 

Tính năng hấp dẫn nào mà bạn đang tìm kiếm ở một chiếc ghế làm móng ? tốt nhất là nên sớm xác định được những tính năng này . Hãy làm một danh sách các tính năng cần phải có liên quan đến xoa bóp, khay đựng , bồn thuỷ tinh và  x “ –Kim . Hãy cân nhắc mọi sự lựa chọn và tìm kiếm ở nhiều công ty.

 

Khách hàng được lựa chọn màu sắc của chiếc ghế và màu nền . số lượng màu sắc khách hàng được chọn phụ thuộc vào nhà sản xuất . Nếu bạn muốn mua một chiếc ghế có bồn thuỷ tinh , bạn cũng sẽ có thể chọn màu của chiếc bồn.

 

Shellac Và Gelish
Bình luận (0) Shellac Và Gelish

Gеlіѕh hay Shеllас? Đây là câu hỏi mà nhiều hiện nay phụ nữ đang đặt ra cho bản thân, đặc biệt nếu họ thích sử dụng sơn đáng bóng. Trong khi Gelish và Shellac thuộc cùng một dòng sản phẩm, giữa chúng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt mà những người phụ nữ thành thạo về sơn bóng sẽ dễ nhận ra. Cả Gelish và Shellac đều là gel đánh bóng mà ta có thể dùng chúng giống như những loại sơn bóng thông thường. Điểm hấp dẫn lớn của 2 sản phẩm này là chúng có thể bám dính trên móng tay trong khoảng 3 tuần. 

Điểm khác biệt là “móng gel” hay “manicure” là khái niệm chung để chỉ việc làm nail dưới tác dụng của đèn UV, trong khi Shellac là tên nhãn hiệu của một loại gel sản xuất bởi công ty Creative Nail Design (CND).

  •          Nhãn hiệu và Màu sắc

Gel đánh bóng là cụm từ chung để chỉ hình thức làm bóng móng tay dựa vào dung dịch gel dưới tác động của đèn.  Cả Gel và Shellac là những sự bổ sung cho phong cách salon làm móng truyền thống. Shellac là nhãn hiệu của Creative Nail Design, hay CND, và được gọi là “Sơn đánh bóng mạnh mẽ”. Shellac là loại sơn đánh bóng bền đầu tiên và gồm 61 màu khác nhau.

  •          Hình thức vàGiá thành

Sau khi được chăm sóc bởi gel hoặc Shellac, bộ nail đều trở nên bóng hơn và đẹp tự nhiên. Và thời gian duy trì vẻ đẹp này có thể lên đến 14 ngày, tùy vào độ bào mòn. Móng tay bôi gel hoặc Shellac thì sẽ kém linh hoạt hơn móng tự nhiên,  nhưng lại tỏ ra ưu thế hơn móng acrylic.

Cả Gelish và Shellac đều khá tốn kém tại các salon. Giá của chúng có thể cao hơn 50% so với làm móng thông thường, thường rơi vào tầm $25 đến 60$.

  •          Công đoạn

Chuyên viên làm nail sẽ bắt đầu với khâu làm móng truyền thống. Sau đó họ làm ráp nền móng với giũa hoặc dung dịch đệm. TIếp đến, họ hút ẩm và làm sạch nền móng với cồn rồi phủ lớp sơn nền. Tất cả lớp sơn bóng phải được thực hiện  dưới đèn UV hoặc đèn LED và phơi trong vòng 30s. Sau lớp sơn bảo vệ móng sẽ đến 2 lớp sơn màu và cũng dưới đèn UV hoặc LED. Cuối cùng là sơn một lớp sơn bảo vệ móng. Sau khi hoàn thiện, chuyên viên nail sẽ dùng cồn để gỡ bỏ phần còn lại của tấm phim dính.

Công đoạn áp dụng Shellac cũng gần như tương tự. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là chuyên viên nail sẽ không làm ráp nền móng. Việc hút ẩm và làm sạch bằng cồn chỉ là 2 công đoạn chuẩn bị duy nhất cho nền móng. Một điểm khác biệt nữa là Shellac đòi hỏi quá trình phơi dưới đền UV trong 1 phút.

Cả gel đánh bóng lẫn Shellac đều có mùi hương khá giống với sơn đánh bóng thông thường. Nên làm móng gel tại các salon với dụng cụ chuyên dụng để có kết quả tốt nhất.

  •          Tẩy bóng

Đối với gel đánh bóng, chuyên viên nail sẽ  tháo móng gel bằng giũa. Sau đó họ ngâm móng vào dung dịch acetone trong khoảng 5-10 phút và cạo lớp bóng bằng dụng cụ gỡ biểu bì. Một số nhân viên sẽ đắp một lớp bông tẩm acetone trực tiếp lên móng và bọc lại bằng là nhôm mỏng.

Quá trình tẩy Shellac diễn ra gần như tương tự. Tuy nhiên, nhân viên nail không cần phải tẩy vết bóng trên sơn. Ngoài ra, CND cũng kèm theo các hộp chùi móng, do vậy không phải ngâm móng trong dung dịch acetone.  Sử dụng miếng chùi móng trong khoảng 8 phút.

  •          Lưu ý

Khách hàng không cần phải đợi móng khô trong quá trình sơn bóng. Cả móng gel và Shellac đều gây khô biểu bì do quá trình hút ẩm. Và cả hai đều không phù hợp đẻ áp dụng với móng hư hoặc bị tật. Việc sơn gel bóng đòi hỏi công đoạn làm ráp nền móng bằng giũa, trong khi Shellac lại không yêu cầu.

Cả Shellac và gel bóng sẽ duy trì độ bám phủ trên móng trong vòng tới 14 ngày. Chúng làm cho móng khỏe hơn. Khi sơn bắt đầu bong, trên móng sẽ xuất hiện vạch kẻ giữa màu và lớp biểu bì.

Ưu và nhược điểm của Shellac và Gel

Gels-

Gels được chải lên móng của bạn trong 3 bước: một lớp sơn bảo vệ móng, màu bóng và sơn top coat. Mỗi lớp sơn phải được làm khô bằng đèn UV trong khoảng 2-3 phút.Do gel màu không phải là nhu cầu cao trong khu vực của chúng tôi, thay vào đó tại Ateller Emmanuel chúng tôi lại thực hiện quy trình 4 bước: sơn bảo vệ móng, tẩy gel, sơn top coat, và sơn bóng bình thường dành cho ai có nhu cầu. 

Ưu điểm

  •          Đẹp tự nhiên, độ bóng chuẩn, tạo cảm giác tươi mới
  •          Độ bám phủ đến 14 ngày
  •          Thời gian phơi khô nhanh hơn
  •          Linh hoạt hơn móng acrylic.
  •          Dễ tẩy.
  •          Hỗn hợp gel không tạo sương như acrylic.

Nhược điểm

  •          Đắt hơn các loại móng nhân tạo
  •          Self-fixing a brеаk at home іѕ соmрlісаtеd
  •          Việc tẩy gel có thể gây hư móng nếu gel được sử dụng quá nhiều lần.

Shellac

Shеllас là nhãn hiệu của sản phẩm mới độc quyền của Creative Nail Design (CND). Thành phần của Shellac được xem như một hybrid, nghĩa là bao gồm sự pha trộn của gel và sơn móng tay. Sản phẩm này có thể được sử dụng giống các loại sơn bóng thông thường đối với bộ nail của bạn. Quá trình hong khô cũng diễn ra dưới ánh đèn UV.

Ưu điểm

  •          Tạo nên độ linh hoạt và bền bỉ
  •          Tạo vẻ đẹp tự nhiên với độ bóng bẩy cao
  •          Độ bám phú kéo dài đến 14 ngày
  •          Công nghệ tẩy sơn bằng giấy tẩm acetone không làm móng ươt, mỏn hay gãy.

Nhược điểm

  •          Không giống như các loại móng nhân tạo khác, bạn không thể dùng Shellac để tăng độ chắc hay chiều dài của móng.
  •          Shellac đòi hỏi bộ móng khỏe, do đó không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được.

Kết luận

Sự khác nhau giữa Shellac và gel bóng có thể được miêu tả qua 3 phương diện: giá cả, nhãn hiệu, và thời gian bám phủ. Cả hai sản phẩm đều vô cùng tuyệt vời, và việc lựa chọn sản phẩm nào hoàn toàn phụ thuộc ở bạn.

 

Làm thế nào để có nhận xét tốt về salon của bạn trên Yelp
Bình luận (0) Làm thế nào để có nhận xét tốt về salon của bạn trên Yelp

Yelp là một trang đánh giá doanh nghiệp và tham khảo cho nhiều người khi họ tìm kiếm những cảm nhận chân thực về doanh nghiệp ấy. Hơn 50 triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới có hồ sơ trên Yelp. Trong quý II năm 2014, Yelp có 138 triệu lượt ghé thăm mỗi tháng.

Bước đầu tiên để tận dụng Yelp là đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có thể được nhận ra. Đến trang biz.yelp.com để tạo tài khoản và hồ sơ cho doanh nghiệp của bạn. Hãy dành một chút thời gian để hoàn thành hồ sơ chính xác và đầy đủ nhất có thể. Thêm ảnh, giờ làm việc, địa chỉ, website, và số điện thoại. Khi bạn lên Yelp, có thể đã tồn tại một trang về salon của bạn. Trong trường hợp này, hãy yêu cầu quyền kiểm soát hồ sơ bằng cách đến biz.yelp.com/claiming.

Một khi hồ sơ của bạn hoàn thành, đã đến lúc suy nghĩ về những đánh giá. Càng có nhiều nhận xét, salon của bạn sẽ càng có cơ hội được khách hàng mới tin tưởng. Hãy để cho khách hàng đánh giá tự nhiên, đừng đòi hỏi. Khuyến khích khách hàng viết đánh giá bằng cách treo một tấm biển Yelp không quá phô trương trong salon hoặc kèm thêm link Yelp trên website và trang đặt chỗ online.

Làm thế nào để có đánh giá tốt trên Yelp

Những nhận xét của khách hàng có thể khiến việc kinh doanh phất cờ, nhưng làm thế nào để có chúng?

  •          Làm cho nó trở nên đơn giản

Rất dễ dàng để khách hàng đánh giá doanh nghiệp của bạn và chia sẽ về trải nghiệm của họ. Treo biển Yelp lên cửa sổ cửa hàng, đặt tờ rơi vào trong túi mua sắm của họ, hoặc gửi email sau khi mua sắm với đường links đến nơi đánh giá trang của bạn.

  •          Làm cho nó trở nên dễ nhìn

Bạn nên quan tâm đến trang Yelp của mình như bạn quan tâm đến salon vậy. Salon của bạn sạch sẽ, thoáng đãng và có sức hút. Trang Yelp của bạn cũng nên như thế! Đầu tiên, điền đầy đủ phần “Về chúng tôi” (About) với tất cả các thông tin của doanh nghiệp. Nhiều người chủ không làm như thế và khiến khách hàng nghi ngờ. Tiếp theo, bạn nên đăng ít nhất 10 tấm ảnh về công việc, thậm chí là cả những video về trang trí của salon để cho khách hàng nhìn thấy sản phẩm tốt nhất của bạn.

  •          Đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao

Điều đó là dĩ nhiên, có những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao khiến cho bạn có thêm nhiều đánh giá từ khách hàng.  Nếu bạn cung cấp dịch vụ xuất sắc, khách hàng sẽ muốn chia sẻ điều ấy với người khác.

  •          Sử dụng ưu đãi “Check-in” trên điện thoại

Ưu đãi này sẽ hiển thị trên trang Yelp ở giao diện điện thoại, những người dùng sẽ phải check in ở salon của bạn để sử dụng nó, chẳng hạn như, “Check-in để miễn phí một lần làm móng” hoặc “Check-in để được giảm giá 10%!”. Những ưu đãi hấp dẫn sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn. Thêm một lợi ích nữa là người dùng Yelp khi check in sẽ được nhắc nhở để lại nhận xét cho salon. Ngoài ra, nếu bạn đang có những chương trình đặc biệt được triển khai trong tuần hoặc ngày nghỉ, hãy thêm chúng vào tài khoản Yelp để mọi người có thể biết được khi xem hồ sơ của bạn.

  •          Tiếp cận những khách hàng là người truyền bá thương hiệu

Nếu bạn có những “khách quen” hoặc khách hàng bạn đã giúp đỡ nhiều lần, hãy thử xin họ đánh giá. Những ‘người hâm mộ’ này sẽ viết những đánh giá tuyệt vời, chất lượng để đem đến nhiều khách hàng mới.

  •          Hãy chia sẻ

Bất cứ nơi đâu khi salon của bạn được quảng bá, hãy thêm Yelp vào đó. Đăng một cái huy hiệu Yelp ở trên website. Yêu cầu một hình dán “Tìm chúng tối trên Yelp” để dán lên cửa sổ của salon. Để khách hàng biết rằng bạn là một phần của cộng động bằng cách thêm Yelp vào bất cứ công cụ marketing nào bạn tạo ra. Và vì những đánh giá tốt trên Yelp rất quan trọng, hãy chia sẻ những đánh giá ấy lên các mạng xã hội cũng như là website của bạn. Van nài khách đánh giá vi phạm điều khoản dịch vụ của Yelp, nhưng trang này hỗ trợ các công cụ khuyến khích các đánh giá tự nhiên đến từ người sử dụng hài lòng với dịch vụ của bạn.

  •          ĐỪNG đòi hỏi quá nhiều

Sẽ là hợp lý nếu bạn hỏi khách hàng đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của mình, chỉ một lần duy nhất. Những công ty thúc giục khách hàng sẽ khiến họ khó chịu và không thoải mái, dẫn đến việc viết những đánh giá tiêu cực.

  •          Trả lời lại!

Dù bạn nhận được đánh giá tích cực hay tiêu cực, hãy dành thời gian ra để trả lời. Những trải nghiệm tốt của khách hàng là nền tảng cho những nhận xét tích cực. Nhưng nếu khách hàng không có trải nghiệm tốt và chia sẻ về nó trên Yelp, hãy đáp lại bằng một câu trả lời khéo léo khiến bạn tự hào và phản ánh được hướng tiếp cận của salon đến với dịch vụ khách hàng. Những khách hàng tiềm năng sẽ có được cái nhìn rõ hơn về loại hình cơ sở bạn vận hành dựa trên câu trả lời. Người chủ còn có lựa chọn liên lạc bằng tin nhắn riêng hoặc công khai.

  •          Tận dụng các đánh giá

Thay vì chỉ đi thu thập nhận xét để làm việc gì đó, hãy giải thích cho khách hàng rằng nhận xét của họ có thể cải thiện được trải nghiệm và cho họ những phần thưởng. Foodler (một dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến) khuyến khích khách hàng viết đánh giá để đưa ra các gợi ý món ăn tốt hơn và tăng thêm điểm thưởng cho khách hàng làm vậy.

Kết luận

Đánh giá trên Yelp có thể hoặc có thể không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn, nhưng hãy nhớ rằng khách hàng dựa trên đánh giá của người khác khi đưa ra quyết định mua hàng là một lí do vừa đủ để tận dụng được nhưng lợi ích marketing mà Yelp đưa ra. Chỉ đừng vi phạm chính sách của họ.

Phòng tránh nhiễm trùng khi sơn móng chân
Bình luận (0) Phòng tránh nhiễm trùng khi sơn móng chân

Sơn móng chân là cách quen thuộc để nâng niu và trau chuốt bộ móng chân của bạn. Bạn có thể ngả lưng thư giãn trong khi chuyên viên thẩm mỹ lau rửa đôi bàn chân của bạn, mát-xa chúng và giũa móng chân cho bạn. Môi trường để chăm sóc móng chân phải thật thoải mái và an toàn, hơn nữa sẽ là không thừa nếu bạn đảm bảo không có tác nhân nào có thể gây nhiễm trùng móng. Nếu bạn thiếu cẩn thận, bạn có thể rời salon với không chỉ bộ móng chân sặc sỡ đâu. Việc vệ sinh chân kém có thể làm lây lan nấm, mụn cóc và vi khuẩn; ngoài raviệc cắt tỉa móng quá mạnh có thể dẫn tới chấn thương và nhiễm trùng. Dù vậy, bạn không nhất thiết phải né tránh sơn móng chân, nhưng bạn cần lưu ý tránh những sự cố như trên.

Bệnh nhiễm trùng móng và da do vi khuẩn có thể lây lan giữa các khách hàng trong  salon làm nail nếu quy tắc vệ sinh không được tuân thủ. Mối lo ngại điển hình là vi khuẩn MRSA (mеthісіllіn-rеѕіѕtаnt Stарhуlососсuѕ аurеuѕ-tụ cầu vàng kháng Methicillin). Đây loại là vi khuẩn có thể xâm nhập qua những vết rách da và gây nhiễm khuẩn trên phạm vi lớn. Một mối lo ngại khác là nhiễm khuẩn lao (mусоbасtеrіаl іnfесtіоn), mà có thể bị chẩn đoán nhầm là nhiễm khuẩn tụ cầu. Nấm móng,  mụn cóc, và các bệnh do máu như siêu vi gan B là những rủi ro khác mà bạn có thể gặp phải nếu bạn chọn salon làm nail mất vệ sinh.

Tại sao một nơi mà có chức năng làm sạch móng chân của bạn lại gây hại cho sức khỏe bàn chân? Ta cần xem xét một vài thứ trước, trong và sau khi bạn làm móng xong nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng: Sau đây là một số mẹo hữu ích giúp bảo vệ đôi bàn chân của bạn nhưng không ảnh hưởng đến vẻ đẹp đáng yêu của chúng.

  •          Hãy hỏi những câu hỏi quan trọng!

Đã bao giờ bạn hỏi nhân viên chăm sóc chân về cách họ vệ sinh dụng cụ hoặc salon chưa? Hãy nhìn những chiếc ghế trong tiệm và xem chúng có được làm từ thép không gỉ không? Nhân viên có lau chùi ghế cẩn thận sau mỗi lượt khách không? Liệu salon đang chăm sóc bàn chân của khách hàng với nấm móng, nhiễm khuẩn hay chăm sóc như chân của vận động viên? Chúng tôi đoán là bạn chưa từng nghĩ đến những câu hỏi như vậy. Và chúng tôi lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng bạn sẽ không thấy dễ chịu với câu trả lời đâu.

  •          Dụng cụ sạch là dụng cụ vô trùng

Hầu hết địa phương chỉ quy định dụng cụ phải được sát trùng. Dù điều này đã góp phần bảo đảm độ vô trùng cho cơ sở vật chất, nhưng cách duy nhất để chắc chắn rằng không hề có vi khuẩn hay nấm bám trên dụng cụ, đó là sấy chúng.  Vì sao ư? Khi bạn thực hiện sát trùng, bạn chỉ ngâm dụng cụ vào một loại dung dịch. Vậy làm sao bạn biết được thời gian ngâm là đủ lâu? Chắc chắn là bạn không biết rồi. Bạn chỉ có thể tin là dụng cụ đã tương đối vô trùng.Vâng, chỉ là niềm tin rằng chiếc bấm móng chân đã sạch sẽ mà thôi. Tuy nhiên, khi dùng lò sấy, đèn báo hiệu sẽ đổi màu khi dụng cụ đã được vô trùng trong nhiệt độ đủ cao.Hoặc là có một cách đơn giản hơn nữa, đó là mua riêng bộ dụng cụ làm móng và mang chúng theo mỗi lần bạn tới salon. Và chắc chắn bộ bấm móng của bạn sẽ không bị dính nấm móng của người khác đâu.

  •          Tránh cắt vào da và biểu bì:

Lớp biểu bì được sinh ra với chức năng như một hàng rào bảo vệ. Cần tránh cắt vào biểu bì bởi điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, nhân viên làm móng nên dùng một hòn đá bọt hoặc giũa móng chân chuyên dụng để bóc lớp da chai sần hoặc da khô, hơn là dùng dao cạo. Dao cạo nếu dùng sai cách cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh nhân tiểu đường, người nghiện thuốc lá, người thiếu sức đề kháng, hoặc bất kỳ ai đang mắc bệnh động mạch ngoại biên cần đặc biệt chú ý bởi vết cắt vào da có thể dẫn tới chấn thương nghiêm trọn và nhiễm trùng.

  •          Hãy tìm tiệm spa nào sử dụng ghế làm từ thép không gỉ.

Đã từng có một vài đợt bùng phát vi khuẩn xuất phát từ một spa làm đẹp. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn lao đã sinh sôi ngay trong các lưới lọc và đường ống nhựa của ghế làm móng. Nấm móng ở ngay trong ghế ! Ghê quá ! Tại nhiều tiệm spa, ghế ngồi đều được làm từ thủy tinh, điều này đồng nghĩa với việc lau chùi mà không làm hư ghế sẽ khó khăn. Các khe nhựa sẽ bị đọng nước do không thể khô hoàn toàn. Điều này dẫn đến  lây nhiễm chéo. Tức là bạn ngâm chân mình vào chậu nước mà các khách hàng trước đã sử dụng. Ghế làm móng chân lý tưởng nên được làm từ thép không gỉ để việc lau chùi dễ dàng hơn. Một điều quan trọng nữa là ghế không được có ống dẫn để phòng tránh việc bạn phải ngâm chân chung nước với người khác.

Tổng kết cách phòng tránh nhiễm trùng khi chăm sóc móng chân

Dưới đây là một vài lưu ý (hầu hết đều áp dụng với cả làm móng tay):

  •          Quan sát việc giữu vệ sinh chung. Các chuyên viên làm nail có rửa sạch tay hoặc thay găng tay sau mỗi lượt khách không? Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh và báo cáo giám định có đầy đủ không?
  •          Hãy đảm bảo bồn rửa chân được rửa sạch với xà phòng hoặc chất tẩy và sát trùng sau mỗi lượt khách bằng thuốc khử trùng đã đăng ký với EPA và được sử dụng trong bệnh viện (bạn có thể yêu cầu nhân viên cho xem chai thuốc). Nếu salon đó sử dụng tấm lót nhựa trong bồn rửa chân thì nên thay tấm lót sau mỗi lượt khách.
  •          Dụng cụ cũng cần được tẩy trùng cẩn thận trước mỗi lần sử dụng— nên tẩy trùng bằng lò sấy hoặc ngâm trong dung dịch sát trùng ít nhất từ 10-20 phút.  Thiết bị sát trùng bằng tia UV cũng thường được sử dụng nhưng vẫn chưa đủ độ mạnh. Không được sử dụng trên một lần dụng cụ phi kim loại mà không thể lau chùi, ví dụ như bia giũa móng tay, đá bọt.
  •          Nên mang theo bộ dụng cụ làm móng riêng của bạn. Bạn không cần mang dụng cụ đánh bóng móng do nó không làm vi khuẩn phát triển.
  •          Đừng cạo lông hay  thoa sáp lên chân hay sử dụng bất kỳ loại kem rụng lông nào trong vòng 24h sau buổi đến spa của bạn, bởi nó có thể tạo ra các kẽ hở tí hon trên da (thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường) và trở thành cánh cửa để vi khuẩn xâm nhập . Đừng đi làm móng nếu bạn đang có vết thương trên bàn chân hoặc phần bắp chuối, ngay cả khi đó chỉ là vết xước nhỏ hoặc vết côn trùng cắn.
  •          Hãy yêu cầu nhân viên làm móng không cắt lớp biểu bì (do biểu bì là chiếc khiên bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn) hoặc sử dụng bàn giũa hay dao cạo. Nên nhẹ nhàng kéo lớp biểu bì về phía sau.
  •          Cân nhắc kĩ lưỡng về chuyện tới salon làm móng nếu bạn đang mắc một trong các chứng bệnh về suy giảm hệ miễn dịch, tiểu đường hay bệnh mạch vành. Một số phòng khám chữa bệnh về chân cũng cung cấp dịch vụ làm móng mà chi phí đã được thanh toán trong bảo hiểm.Chương trình  bảo hiểm sức khỏe người cao tuổi thậm chí còn chi trả phí cắt, giũa móng tay tại nhà. 
Hướng dẫn mở tiệm nail
Bình luận (0) Hướng dẫn mở tiệm nail

Có nhiều phụ nữ sử dụng dịch vụ làm móng ít nhất một lần trong vòng 1-2 tuần, hoặc có trường hợp thường xuyên hơn.Mô hình kinh doanh salon làm nail hiện đang nở rộ ở khắp cả nước. Nếu bạn là chuyên gia về làm nail đã được chứng nhận, hoặc chỉ là một doanh nhân khởi nghiệp đang tìm kiếm một ngành hot nào đó để bắt đầu, thì việc mở một salon làm nail sẽ là ý tưởng hay dành cho bạn. Một bộ nail bóng bẩy sẽ luôn nằm trong checjklist của những người phụ nữ sành điệu, và bạn cũng thấy rằng nhiều người phụ nữ sẽ rất nghiêm chỉnh trong vấn đề chăm sóc nail, giống như khi họ chăm sóc mái tóc của họ vậy.

Giấy phép

Hãy ghi nhớ rằng ủy ban sức khỏe của hầu hết địa phương đều yêu cầu bạn phải có giấy chứng nhận chuyên gia nail và cấp bởi nhà nước, do vậy nếu bạn không có chứng nhận đó thì bạn cần phải thuê một chuyên gia nail làm việc cho bạn. Ngoài ra bạn cũng cần có giấy phép đăng ký kinh doanh và các giấy tờ cần thiết liên quan được cấp bởi chính quyền sở tại.

Định hình kế hoạch kinh doanh

Đa số mọi người đều lên kế hoạch kinh doanh tỉ mỉ - ít nhất nếu họ muốn đạt mục tiêu của mình. Kế hoạch kinh doanh giống như bản đồ, tức là không có nó bạn sẽ đi lạc và đánh mất mục tiêu của bạn. Do đó, sẽ rất vô cùng quan trọng nếu bạn xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh sau của việc kinh doanh:

  •          Tóm tắt dự án
  •          Mô tả doanh nghiệp
  •          Phân tích thị trường
  •          Tổ chức và Điều hành
  •          Các sản phẩm và dịch vụ
  •          Chiến lược Bán hàng và Marketing
  •          Các tổ chức tài trợ kinh doanh
  •          Dự báo Tài chính

Trước khi bạn băt đàu lên kế hoạch kinh doanh, bạn nên quyết định xem bạn sẽ mua một salon hay một nhãn hiệu.

Khảo sát và xác định địa điểm thuận lợi nhất

Công việc kinh doanh của bạn có cơ hội thành công lớn nhất nếu bạn lựa chọn địa điểm kinh doanh thông minh.Bằng việc khảo sát khả năng cạnh tranh và nghiên cứu nhu cầu của từng địa phương, bạn có thể chọn cho mình nơi tốt nhất để đặt trụ sở kinh doanh. Lưu ý rằng có nhiều tác nhân ảnh hưởng tới quyết định của bạn, chẳng hạn như đối tượng khách hàng của địa phương đó, số doanh nghiệp cạnh tranh, và nhiều thứ khác nữa. Tính toán số mét vuông bạn cần và xác định mặt bằng mà bạn sẽ thuê, mua hoặc xây lên. Bạn nên bắt đầu từ không gian nhỏ sau đó sẽ phát triển dần.

Nếu bạn quyết định thuê mặt bằng kinh doanh,hãy đọc hợp đồng cho thuê thật kỹ trước khi đặt bút ký. Hãy hỏi nếu bạn không hiểu điều gì ở trong hợp đồng. Nếu bạn định mua hẳn cơ sở kinh doanh mới, hãy hỏi nhân viên môi giới nhà đất tất cả câu hỏi bạn cần.

Chuẩn bị đồ nghề

Có thể khoản tiền bạn vay để kinh doanh sẽ không đủ chi trả cho đồ nghề trang điểm. Khi đó bạn cần phải linh hoạt hơn và tìm kiếm cho salon của bạn những bộ đồ nghề trang điểm chất lượng cao tại các  cửa hàng tiết kiệm hoặc phiên đấu giá và giảm giá.Các trang web của Chính phủ cũng cung cấp rất nhiều lựa chọn tuyệt vời. Còn một cách nữa đó là bạn có thể thuê đồ nghề.

Xây dựng shop

Một khi bạn đã chuẩn bị xong xuôi kế hoạch kinh doanh nail salon, bạn hãy bắt đầu công việc thôi ! Cần lưu ý tạo thêm một website riêng cho salon của bạn để có thể thu hút nhiều sự chú ý hơn đến công việc kinh doanh. Bởi ngày nay khách hàngsẽ quan tâm đến việc salon của bạn có trang web riêng hay không, để họ có thể đặt hẹn online hoặc tìm hiểu thêm thông tin về những dịch vụ từ phía bạn.

Tuyển dụng và thuê chuyên gia

Hãy kết nối với các trường đào tạo làm đẹp tại địa phương hoặc cộng đồng chuyên gia trang điểm bởi điều này sẽ giúp bạn tuyển lựa những nhân viên đầu tiên và giữ liên lạc với những nguồn cung ứng viên chất lượng. Cần tìm hiểu kĩ điều luật và quy định của địa phương hoặc quốc gia về tuyển dụng nhân côngvà luôn tuân thủ chúng một cách cẩn thận.

Chi phí

Việc mở một salon không trở nênkhả thi nếu ngân sách quá hạn hẹp. Bạn sẽ cần thuê mặt bằng kinh doanh, và sẽ là lý tưởng nếu mở salon trong trung tâm mua sắm nhộn nhịp hoặc khu vực trung tâm thành phố, những nơi có đông khách qua lại.Quy mô của cơ sở kinh doanh mà bạn cần sẽ phụ thuộc vào quy mô công việc của bạn. Bạn muốn mở thêm nhiều  tiệm làm móng hơn? Bạn muốn khu vực chờ và lễ tân lớn đến cỡ nào? Hãy chọn không gian vừa đủ để có thể điều hành dễ hơn. Khi một khách hàng đang được phục vụ làm nail, họ sẽ muốn ở trong môi trườngthư giãn, thoải mái, chứ không phải nơi nào đó chật chội, bất tiện.

Dịch vụ

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần lên ý tưởng cho phạm vi công việc. Loại hình dịch vụ nào mà bạn sẽ mang đến cho các khách hàng? Bạn sẽ cung cấp dịch vụ cơ bản như vẽ và chăm sóc móng, làm móng móng gel, móng bột, v.v…?Một salon với đầy đủ dịch vụ tiện ích sẽ đưa bạn tới với lượng khách hàng đông đảo và đa dạng hơn, bao gồm phụ nữ ở đủ mọi lứa tuổi và thậm chí cả khách nam giới. Vâng, kể cả đàn ông cũng bắt đầu thích những thứ bóng bẩy rồi đó, vậy nên bạn cần hiểu công việc theo hướng cởi mở hơn.

Quảng bá salon của bạn

Quảng bá kinh doanh là nhân tố chính để tạo nên một salon đắt khách. Có nhiều chiến lược marketing để tiếp thị salon của bạn nhưng khai thác thị trường tại địa phương là cách hiệu quả nhất. Bạn  luôn cần phải cập nhật liên tục về khách hàng, xu hướng nghệ thuật, v.v.. Dưới đây là một số thủ thuật bạn có thể sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất:

  •          Quảng cáo Fасеbооk
  •          Tờ rơi
  •          Lосаl Cоntеѕt Giveaways
  •          Quảng cáo Youtube
  •          Email Mаrkеtіng
  •          Biển hiệu
  •          Phоnе Book Lіѕtіngѕ
  •          Quảng cáo Yelp
  •          Quảng cáo Gооglе
  •          Tiếp thị liên kết
Làm thế nào để dừng cắn móng tay
Bình luận (0) Làm thế nào để dừng cắn móng tay

Cắn móng tay không phải là biểu hiện của stress hay chứng rối loạn cảm xúc mà là một thói quen xấu đã ăn sâu vào tiềm thức con người trong những năm gần đây. Như hầu hết các tật xấu khác, có rất nhiều phương pháp hiệu quả để loại bỏ tật cắn móng tay. Việc phương pháp điều trị có phù hợp với bạn hay không còn dựa vào những yếu tố khác.

Mặc dù tật cắn móng tay thường xảy ra ở trẻ em và thiếu niên, con người ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen phá hoại này. Đây là một thói quen rất khó để kiểm soát, ngăn chặn, và dừng lại. Nhiều lúc, người cắn móng tay còn không nhận ra rằng họ đang thực hiện hành vi ấy. May mắn rằng, có nhiều phương pháp khác nhau để ngăn chặn thói quen tệ hại này không xảy ra nữa. Sự lo lắng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc cắn móng tay, mặc dù không phải là nguyên nhân duy nhất. Những lý do khác như là buồn chán, hoặc quá căng thẳng cũng gây ra thói quen này. Có lẽ, có một nguyên nhân cơ bản khiến cho con người cắn móng tay.

Dậy thì thường là khoảng thời gian khi tật cắn móng tay bắt đầu hình thành ở trẻ em. Hầu hết, điều này có thể được liên hệ với những thay đổi trong nồng độ hormone. Những thay đổi trong cơ thể vào giai đoạn này khiến cho trẻ trở nên căng thẳng hoặc lo lắng. Nhưng bạn đừng nên tự mãn khi thói quen này được hình thành ở trẻ. Cắn móng tay có thể xảy ra do những vấn đề khác; con bạn có thể bị bẳt nạt ở trường chẳng hạn. Trước khi cố gắng giải quyết tật cắn móng tay, bạn phải nói chuyện với con để đảm bảo rằng không có những vấn đề khác cần đối mặt. Bạn cũng nên liên lạc thường xuyên với giáo viên của con mình. Lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp nên bao gồm ý kiến của trẻ. Bạn sẽ đạt đưỡ nhiều thành công hơn khi giúp chúng sửa thói quen cắn móng tay.

Hai phương pháp tiếp cận vấn đề là thay đổi tư duy dẫn đến thay đổi thói quen, hoặc là ngăn chặn cắn móng tay qua những biện pháp phòng ngừa. Giải quyết vấn đề căng thẳng hoặc lo âu sẽ là một phương hướng tốt để sửa thói quen xấu này. Một trong những biện pháp phòng ngừa thường thấy nhất là sử dụng sơn móng tay. Bạn có thể mua chúng ở bất cứ đâu, như là một cửa hàng bán mỹ phẩm chanegr hạn. Mùi vị không dễ chịu của sơn móng tay sẽ ngăn chặn việc đưa móng tay vào miệng. Những loại sơn móng tay này thường có vị cực đắng.

Phương pháp để dừng cắn móng tay

Nếu bạn thực sự quyết tâm dừng thói quen xấu này một lần và mãi mãi thì bạn nên bắt đầu với một trong những phương pháp được nêu ra trong bài viết này. Sau đây đât là 4 cách thường được dùng để ngưng cắn móng tay:

  •          Có một ý chí mạnh mẽ

Đây có lẽ là lựa chọn đầu tiên nảy ra trong ý tưởng của hầu hết mọi người. Tại sao không học cách nhận thức được vấn đề khi nó xảy ra và đưa ra quyết định dừng nó lại? Tuy nhiên, làm chủ được kỹ năng này khó hơn tưởng tượng, dù không phải là không thể. Nó sẽ đòi hỏi bạn phải hiểu rõ bản thân và nhận ra một điều rằng kẻ thù lớn nhất của bạn là chính bản thân bạn khi dừng việc cắn móng tay. Nhiều người đã đưa ra những giải pháp mạnh bạo để bỏ tật xấu này đi nhưng nó đã quay trở lại vài tháng sau một cách dễ dang, đặc biệt là đối với những thói quen xấu đã ăn sâu vào tiềm thức.

  •          Trị liệu bằng thuốc

Các bác sĩ có xu hướng kê thuốc chống trầm cảm như là một liệu pháp cho việc cắn móng tay. Có nhiều loại thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng, và một số được kết hợp với thuốc chống rối loạn thần kinh để tăng hiệu quả của thuốc chống trầm cảm. Như bạn thấy, điều trị bằng thuốc có thể trở nên khá đắt đỏ và nếu bạn dừng thuốc, bạn sẽ lại bắt đầu cắn móng tay. Không cần nói nhiều, trị liệu bằng thuốc có thể là một phương án hoàn hảo trong một thời gian ngắn nhưng bạn không nên dựa vào nó để thực sự dừng việc cắn móng tay hoàn toàn.

  •          Sơn móng tay

Đây có lẽ là phương pháp đơn giản nhất để dừng việc cắn móng tay lại. Rất nhiều phụ huynh đã sử dụng thành công phương pháp này để giải quyết việc cắn móng tay ở trẻ nhỏ. Đây là một kiểu trị liệu hành vi khi mà bạn yêu cầu suy nghĩ của bản thân phải dừng việc cắn móng tay vì nó không thoải mái.

  •          Thôi miên

Cho dù nhiều người còn hoài nghi khi họ nghe thấy “thôi miên” nhưng thực tế cho thấy rằng, rất nhiều người đã thành công khi sử dụng kiểu trị liệu này. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đặt lịch hẹn với chuyên gia thôi miên và dừng được việc cắn móng tay sau một số liệu trình thôi miên. Nó thành công vì bản chất của nó là một hoạt động xảy ra mà bạn không nhận thức được, và thôi miên được thực hiện qua việc chạm đến những phần không có ý thức trong suy nghĩ. Những lựa chọn bao gồm những buổi trị liệu riêng hoặc là đĩa nói.

Làm thế nào để trị nấm móng
Bình luận (0) Làm thế nào để trị nấm móng

Nhiễm trùng nấm là một căn bệnh khó chữa thường ảnh hưởng đến móng chân. Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh nhưng những người không giữ vệ sinh chân hoặc bị tiểu đường thường dễ bị bệnh hơn.

Khi mắc phải, móng trở nên dày, giòn và nặng nề hơn. Màu móng trở nên sậm hơn vì sự hiện diện của những mảnh rác thải ở dưới móng tay. Móng bị bệnh có thể bị tách ra khỏi tay. Mặc dù bệnh này hầu như không gây ra đau đớn nhưng đôi khi bạn vẫn có thể thấy đau ở móng chân và đầu ngón tay. Mùi hương không dễ chịu cũng có thể tỏa ra. Không có cách chữa nhanh nào cho nấm móng tay. Hiểu rằng nấm sinh trưởng như thế nào sẽ giúp bạn hiểu tại sao lại khó đến như vậy để loại bỏ nấm móng.

Những tế bào nấm sản sinh ra bào tử từ vách tế bào bị lấy ra và rơi trên một điểm mới và bắt đầu sinh trưởng. Đôi khi quá trình này rơi vào trạng thái ngủ đông, nhưng điều đó không có nghĩa là bệnh đã được chữa. Các bào tử có thể đang nghỉ ngơi và ăn da trước khi chúng bắt đầu tự nhân giống lần nữa. Hãy tiếp tục sử dụng những sản phẩm trị nấm thêm một thời gian cho dù các triệu chứng đã giảm bớt.

Onychomicosis là tên khoa học cho căn bệnh này. Khi móng bị nhiễm nấm, nó trở nên vàng và đen kịt lại. Một số trường hợp, móng trở nên giòn và thậm chí có thể tách được khỏi tay. Điều này có thể gây đau đớn. Có một số cách điều trị cho chứng bệnh này. Một số người chữa bằng những biện pháp thiên nhiên trong khi một số khác thì lại hướng tới cách tiếp cận khoa học hơn.

Nếu bạn là một trong nhiều người bị nấm móng, bạn có thể băn khoăn rằng làm thế nào để chữa khỏi. Nấm móng thông thường nhất ảnh hưởng móng chân. Ít có nấm móng ở móng tay hơn nhưng chúng đều được chữa trị giống nhau.

Nhiễm trùng móng có thể biểu hiện các triệu chứng sau:

  •          Sự đổi màu của móng (vàng, nâu hoặc trắng)
  •          Gồ ghề và dày lên
  •          Mòn móng
  •          Tách rời móng khỏi tay
  •          Đau
  •          Ngứa liên tục dưới móng

Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, bạn nên biết rằng có những cách điều trị khả dụng. Nhưng trước khi bạn biết về cách chữa, bạn nên biết cách lưu trữ nấm làm sao cho nó không lan ra bằng cách:

  •          Mặc tất và đi giày thoáng khí. Hãy đảm bảo giày của bạn khô và mát.
  •          Không được gãi móng bị nấm với móng không bị nấm. Điều này chỉ làm lây lan nấm từ móng này sang móng khác.
  •          Dùng những khăn khác nhau để lau móng bị nhiễm sau khi tắm.
  •          Không được đi chân trần ở những nơi có khả năng nhiễm bệnh cao, bao gồm phòng tập gym, hồ bơi, tủ chứa đồ, v..v…

Hãy nhớ rằng những lời khuyên này không phải là cách chữa bệnh. Nó chỉ ngăn ngừa cho bệnh của bạn tệ hơn. Bạn nên tiếp nhận điều trị nếu bạn muốn chữa khỏi bệnh.

Những phương pháp thiên nhiên chữa nấm móng:

Có nhiều phương pháp thiên nhiên để trị nấm móng. Một trong những cách chữa là sử dụng dầu cây chè. Dầu cây chè là một loại dầu có tác dụng khử trùng vô cùng mạnh mẽ và nếu được sử dụng cẩn thận có thể chữa được bệnh nấm móng.

Nếu bạn đang tìm cách để chữa nấm móng không chỉ với dầu cây chè bởi vì ngứa, hãy thử dầu hạnh nhân. Dầu hạnh nhân là loại dầu dưỡng ẩm rất tốt cho da người và có rất nhiều lợi ích khác. Trộn một lượng nhỏ dầu hạnh nhân và dầu cây chè sẽ giúp giảm bớt sự ngứa ngáy cho những ai nhạy cảm với dầu cây chè. Dầu jojoba là một phương thức thuốc diệt nấm thiên nhiên hay được thêm vào những thuốc diệt nấm. Sả cũng là một yếu tố khác được dùng để chữa nấm móng bằng cách thêm các chất lỏng thiên nhiên. Nó sẽ sửa lại thành phần trong móng chân. Vitamin E là một chất chống oxy hóa ngăn chặn tổn thương gốc tự do thâm nhập móng chân và gây ra tổn hại tại chỗ nhiễm trùng. Bôi vitamin E có thể ức chế sự tăng trưởng của nấm và ngăn ngừa nó gây tổn thương cho các keratin bên trong. Vitamin E phải là thành phần bắt buộc của tất cả các loại kem chống nấm. Gốc tự do khiến cho nấm móng trở nên tệ hơn.

Dầu đinh hương cũng có thể được sử dụng trong vài trường hợp cho những ai muốn tự mình chữa nấm móng. Đinh hương đã được sử dụng như một thứ thuốc giảm đau cho đau rằng và đau đầu đã từ rất lâu. Có những bằng chứng cho rằng dầu đinh hương gây bệnh cho ít nhiều các loại nấm, bao gồm cả loại nấm gây đổi màu móng chân – Onychomycosis.

Giải pháp chuyên đề để chữa trị nấm móng

Để chữa trị nhiễm trùng móng với thuốc chống nấm, hãy đi khám ở một bác sĩ y khoa để được phân tích tình trạng của mình. Hãy nhớ trong đầu rằng nhiễm trùng nấm móng không phải lúc nào cũng dễ dàng để được chẩn đoán. Hãy gặp một vị bác sĩ da liễu để có được kết quả tốt nhất. Từ đó, bạn phải quyết định làm thế nào để chữa trị nhiễm trùng móng. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên bạn để nó ở đó trừ khi nó có các triệu chứng thứ phát. Ở tiệm thuốc, bạn có thể chọn một loại thuốc chuyên đề kháng nấm. Hãy hỏi dược sĩ làm thế nào để chữa nấm móng với loại thuốc mà bạn đã chọn. Cả quá trình có thể bao gồm việc bôi kem vào móng, dưới móng trước khi đi ngủ hàng ngày. Bạn có thể phải dùng một thanh cam để lấy những mảnh rác ở dưới đầu móng. Hãy mang những đôi giày hở ngón hoặc xăng đan thường xuyên nhất có thể nếu bạn đang bị nhiễm trùng nấm móng. Nấm sẽ không thể mọc nữa với điều kiện đầy đủ ánh sáng và không khí.

 

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các móng tay hoặc móng chân của bạn luôn trong tình trạng khô ráo và sạch sẽ. Nhiễm trùng đôi khi có thể tái diễn nếu móng tiếp xúc với độ ẩm trong một thời gian dài. Nhiễm trùng lặp lại cũng khó khăn hơn để điều trị bệnh nấm móng tay. Cần phải điều trị một thời gian dài đối với bệnh nấm móng tay. 

 

Đối với một vài loại thuốc sử dụng vào việc điều trị bệnh nấm móng tay sẽ gây ra những tác dụng phụ. Hầu hết đều có tác dụng phụ như phát ban hoặc có những hậu quả nghiêm trọng hơn như bị tổn thương ở gan. Các bác sỹ rất cẩn thận để tránh cho bệnh nhân bị rối loạn gan hoặc những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác. 

 

Khi việc nhiễm trùng không phải là rất nghiêm trọng. Việc sử dụng một loại sơn móng tay có chất chống nấm như penlac có thể có tác dụng trong trường hợp này. Nó cần phải được áp dụng trên móng tay và các vùng da xung quanh móng tay mỗi ngày trong vòng bảy ngày liên tiếp. Sơn chồng lên các lớp sơn cũ liên tiếp bảy ngày. Vào ngày thứ bảy, tất cả các lớp được chùi bằng cồn. Quá trình này được lặp đi lặp lại một lần nữa trong vài tuần. Sử dụng penlac hàng ngày trong khoảng một năm đac thấy có hiệu quả trong việc chữa một số loại bệnh nhiễm trùng nấm. 
 
Các bác sỹ cũng có thể kê toa các loại kem bôi được sử dụng trực tiếp trong khu vực bị nhiễm nấm. Thành phần kem có chứa urea có thể giúp hấp thu các loại kem vào da. Một sự kết hợp thuốc bôi và uống thường được chứng minh đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh nhiễm trùng nấm. 
 
Biện pháp khắc phục cũng có thể giúp trong việc điều trị tình trạng này. Ngâm chân hằng ngày trong một dung dịch chứa một phần giấm và hai phần nước có thể ngăn ngừa một số loại vi khuẩn phát triển. Chăm sóc bàn chân tốt bằng các rửa sạch và lau khô hoàn toàn. 
 
Đây là một số các hình thức khác nhau của việc điều trị bệnh nấm móng. Các loại khác nhau của việc điều trị có thể được yêu cầu cho mỗi cá nhân dựa trên loại nấm và cường độ bị nhiễm trùng.