Tìm kiếm
Tiếng Việt
RSS

Blog posts of '2017' 'Tháng 9'

Cây non chết - Nguyên nhân và cách khắc phục
Bình luận (0) Cây non chết - Nguyên nhân và cách khắc phục

Sự sinh trưởng của cây tùy thuộc vào cách trồng của người trồng cây. Nếu có cây non mới trồng bị chết và bạn không biết nguyên nhân, thì bạn có thể xem các nguyên nhân đã được liệt kê ở dưới đây.

Tuy nhiên, có thể cứu cây non mới bị chết nếu biết rõ các điều kiện dưới đây:

  • Loại đất
  • Phân bón cho đất
  • Lượng tưới nước quá nhiều/ít
  • Tiếp xúc ánh sáng nhiều/ít
  • Các loại côn trùng gây hại.
  1.    Côn trùng gây hại, bệnh cây

Đây là một trong những lý do phổ biến nhất dẫn đến việc cây non chết.

VD: Bọ, bệnh than, nấm…. là các loại côn trùng và bệnh gây hại cho cây.

  1.    Lá bị mất màu

Lá bị mất màu do thiếu kali và sắt trong đất hoặc do các tế bào lục lạp trong cây bị chết. Người trồng cần cho cây hứng đủ lượng ánh sáng và phân bón.

Nước kiềm và nước cứng cũng là nguyên nhân gây ra lá mất màu, do vậy khi tưới nước cần chú ý tưới nước đã được chưng cất.

  1.    Sử dùng quá liều lượng thuốc diệt cỏ

Sử dụng liều lượng thuốc diệt cỏ quá mức quy định sẽ khiến cây non và các loài cây khác chết rất nhanh do thành phần trong thuốc gây ra sự biến đổi màu và hình dạng của cây.

  1.    Thiếu Vitamin và sắt

Những chấm đen nổi trên lá là biểu hiện việc cây thiếu vitamin và sắt, do vậy cần bổ sung phân bón có liều lượng vitamin và sắt cần thiết.

  1.    Thiếu ánh sáng

Nhiều loại cây, nhất là cây non, cần nhiều ánh sáng.

Các bồn cây hiện đại có khoan sẵn các lỗ để điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho cây; một số bồn có phần đỉnh lộ ra cho ánh sáng đi vào. Thực tế có nhiều loại bồn acrylic để người trồng có thể tự đục lỗ và đưa ánh sáng đi vào cây.

Người trồng cây cũng có thể đặt hướng ao hoặc hồ thủy sinh ở phía nam nhà ở hoặc căn hộ, gần cửa số có ánh nắng chiếu vào. 

  1.    Các loại bệnh nấm

Bệnh đốm lá trên cây non là dấu hiệu để nhân biết bệnh nấm. Có hai cách thông thường để khử nấm: sử dụng các loài thiên địch như tôm cỏ, tảo…. và dùng tay để ngắt bỏ phần lá bị nấm.

  1.    Quá nhiều cây trồng tại 1 điểm

Cây trồng cần không gian phù hợp để tăng trưởng. Ở ao/hồ thủy sinh có nhiều cây cùng trồng trên đó, lượng dinh dưỡng và oxi cần thiết cho cây sẽ không đủ. Do vậy, cần tạo cho cây một không gian thoáng đãng. Có thể đưa các loại cây trồng vào trong một hồ thủy sinh lớn để tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể cắt tỉa cây để kiểm soát sự tăng trưởng của cây.

PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG

  1.    Kiểm tra đất

Nếu không có đủ lượng dinh dưỡng trong đất cần cho cây sinh trưởng, cây sẽ dễ chết, do vậy cần kiểm tra xem đất có đủ dinh dưỡng (nitơ, kali và photpho) hay không. Có thể thêm magiê và canxi nếu cần thiết.

Ngoài ra có thể sử dụng máy đo nồng độ pH – sử dụng máy đo điện tử sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác hơn. 

  1.    Khí hậu trong nhà

Cây non cần quen với môi trường trong nhà – do vậy khi trồng, cần chuyển cây ở chỗ có nhiều ánh sáng sang chỗ bóng râm, do không gian trong nhà có độ ẩm ít hơn so với bên ngoài.

Sau khi dời cây khoảng 1-2 tuần, đặt cây dưới lớp bóng râm trong vài tuần ở bên ngoài. Đến cuối mùa hè, đặt cây ở góc vườn tối và đưa cây vào trong nhà trước khi mùa đông tới – khi đó độ ẩm trong nhà ít hơn.

  1.     Sử dụng lượng phân bón phù hợp

Sử dụng các loại phân bón, phân ủ hoặc thêm đất để tăng cường chất dinh dưỡng cho cây. Khi mua túi đất, chú ý các thành phần được ghi rõ trong túi. Với phân ủ và các loại phân bón khác, cần mua những loại có lượng muối ít. Ngoài ra có thể dùng vỏ chuối, lá cỏ để làm cây “sống” lại; cho cây lượng phân bón phù hợp với cây trồng.

LƯU Ý

Bạn có thể chuyển cây chết vào chậu cây làm ráo nước hoặc chậu cây cao cấp.  Chậu cây ráo nước giúp loại bỏ lượng nước thừa bám vào trong đất.

Loại cây nên trồng trong mô hình rau xanh cá sạch
Bình luận (0) Loại cây nên trồng trong mô hình rau xanh cá sạch

Rau xanh cá sạch là mô hình trồng các loại cây ăn quả và rau trên bể cá. Hình thức nuôi trồng này đã tồn tại rất nhiều năm, bất cứ ai cũng có thể xây dựng được mô hình này trong nhà, gara hoặc ở bất kỳ nơi nào trong nhà.

Trồng cây theo mô hình này tuy đơn giản nhưng hiệu quả cực kỳ cao. Bạn sẽ không còn phải lo vấn đề về chất lượng đất cũng như việc bón phân cho chúng mà vẫn có được rau sạch và cá sạch tự nhiên, không tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Mô hình này diễn ra theo quá trình như sau: cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ chất thải của cá. Các chất thải này được chuyển vào cây qua phần rễ thông với nước, thuận lợi cho quá trình quang hợp. Các loài cá hấp thụ khí oxi do cây thải ra.

Có nhiều loại cây phù hợp để trồng theo mô hình này: rau, cây thủy sinh, cây ăn quả, cây cảnh v.v….

RAU TRỒNG

Nhiều loại rau có thể trồng được theo mô hình này, trừ tỏi, hành, khoai tây và các loại rau rễ - đặc biệt với rau rễ, chúng cần có cát làm nguồn trung gian để sinh trưởng.Tuy nhiên ta cũng có thể trồng rau rễ theo mô hình này.

Các loại rau phổ biến được trồng theo hình thức này là xà lách, rau arugula, húng quế, hẹ, cải bắp, cải thìa, cải xoong, rau bina, bắp, cải xoăn, cà chua, bạc hà, cải cầu vồng dưa chuột.

Ngoài ra cũng có thể trồng các loại rau thân leo theo mô hình này. Phần rễ của chúng sẽ giữ chắc và khi trưởng thành sẽ bao phủ toàn bộ tầng đất.

Các loại cây như đậu (đậu thận), đậu Hà lan, đậu bắp và các cây họ đậu nói chung là những loài cây phù hợp để trồng.

CÂY ĂN QUẢ

Có thể trồng các loại cây ăn quả theo mô hình này, ví dụ như dưa hấu, dưa gang, dâu dại, dâu tây...Tuy nhiên không thể trồng các cây lớn theo mô hình này.

Một số loại khác được liệt kê dưới đây bao gồm:

Thảo mộc

Ngoài các loại cây ăn quả và rau, hệ thống aquaponics còn phù hợp cho việc trồng các loại thảo mộc như cải xoong, húng quế, mùi tây, ngò,lá xô, sả…

Hoa

Những người có kinh nghiệm vềaquaponics sẽ cho bạn một số gợi ý về hoa có thể trồng được theo mô hình này.Chúng góp phần làm đẹp môi trường và sinh trưởng rất tốt.

Hoa hồnglà lựa chọn hoàn hảo để trồng theo mô hình này – chúng góp phần tăng năng suất rau trồng mà không làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết trong hệ sinh thái dưới nước – nguồn dinh dưỡng chính trong cây.

LỢI ÍCH

  1.    Không gian

Mô hình Aquaponics phù hợp cho không gianở trong và ngoài nhà. Bạn có thể tự do trồng các loại cây trong vườn Aquaponics trong góc phòng mình, vì chúng góp phần tiết kiệm diện tích trồng và không cần nhiều ánh sáng.

  1.    Dễ thực hiện

Việc trồng cây theo mô hình Rau xanh cá sạch rất đơn giản, linh hoạt và thuận tiện. Đây là một trong những lợi ích lớn nhất khiến mô hình này khác biệt và nổi bật hơn so với các phương pháp chăm sóc linh hoạt khác. Bạn có thể thực hiện mô hình này ở bất cứ đâu trong nhà – kể cả khi bạn có ý định chuyển nhà, bạn vẫn có thể mang theo nó, chỉ cần bạn thu hoạch các cây trồng trước khi mang đi theo và vận chuyển nó tới khu nhà mới của bạn. Hãy nhớ: đặt mô hình này ở chỗ có nhiều ánh sáng cung cấp cho cây.

  1.    Tốc độ sinh trưởng

Cây trong vườn rau xanh cá sạch tăng trưởng nhanh gấp 4 lần so với trồng thông thường – do có dinh dưỡng từ chất thải của cá.

Ngoài ra có một số lợi ích khác, bao gồm:

Cung cấp đủ lượng thức ăn cho gia đình

Nguồn thu nhập gia đình hiệu quả

Góp phần trang trí cho vẻ đẹp của phòng bạn bằng cá và hoa

Sản phẩm tươi ngon

Có thể câu cá dễ dàng tại nhà

Cảnh quan tuyệt đẹp cho khách tham quan và người thân.

Nhược điểm duy nhất của hệ thống này nằm ở việc điều chỉnh cân bằng lượng pH và dinh dưỡng trong nước nhiều hơn so với đất. Tuy nhiên, việc này chỉ mất vài phút.

Hệ thống rau xanh cá sạch ngày càng phát triển, có thể thực hiện ở bất cứ đâu: trong nhà: tầng hầm trong gara, sân vườn, phòng khách. Do vậy, nếu là một người nông dân có kế hoạch đầu tư kinh tế, thì đây là lựa chọn hoàn hảo.

Bạt lót và bê tông
Bình luận (0) Bạt lót và bê tông

Hơn một nửa những người có ao hồ đều không hài lòng với việc sử dụng bạt lót ao hồ thông thường và ngày càng nhiều ngườisử dụng bạt lót đổ bê tông nhiều hơn.

Thật vậy –bạt bê tông có giá thành đắt hơn so với bạt lót, tuy nhiên nếu sử dụng đúng cách, bạt bê tông có thể bền tới 50 năm. Bạt lót thường góp phần đắp bùn đất bằng cách ngăn nước ao hồ thấm vào đất, tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định.

Dưới đây là sự giống và khác nhau giữa hai lớp bạt trên.

  1.    Lắp đặt

Bạn có thể tự lắp đặt (nếu biết cách) hoặc nhờ chuyên gia lắp đặt lớp bạt bê tông. Việc lắp đặt bạt bê tông rất dễ dàng – chỉ cần đặt lớp bạt này gần đáy ao hồ bằng bê tông và xây các bức tường bê tông bên cạnh để ngăn cách.

EPDM là bạt cao su có tính linh hoạt cao, có thể thay thế cho các khối đá lớn ngăn cách ao hồ, do vậy bạt này không cần có lớp bê tông ngăn cách dưới nước. Bạt này rất dễ lắp đặt và an toàn với cá, góp phần làm đẹp ao hồ cũng như cảnh quan vườn nhà bạn.

  1.    Vị trí xếp đá

Khi sử dụng lớp bạt bê tông, tất cả các loại đá đều được ốp cố định để người lớn và trẻ em đi lại trên đá dễ dàng mà không bị vấp ngã hoặc bị thương.

Ngược lại, với bạt ao hồ thông thường, các loại đá sẽ tự di chuyển, tuy nhiên bạt này sẽ dễ bị lộ ra ngoài quanh ao sau một vài tháng.

  1.    Tuổi thọ

Nhiều người có thói quen sử dụng bạt lót thường sẽ nói rằng chúng có thể bền đến 30-40 năm, tuy nhiên đó là khi bạt đó chống lại các tác động của môi trường nhà máy. Khi sử dụng bạt thường thường xuyên trong 1 thời gian, thiên tai, khối đá lớn, thậm chí là khi trẻ con sử dụng các dụng cụ làm vườn hoặc vật sắc nhọn, bạt thường sẽ không thể bền lâu.

Ngược lại, bạt bê tông lâu bền hơn, chi phí vận hành và sử dụng rẻ, dễ lau chùi, an toàn hơn và gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy tuổi thọ của bạt bê thông sẽ kéo dài hơn 50 năm ở bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

  1.    Tiêu thụ năng lượng

Bạt bê tông sử dụng máy bơm nổi hoạt động với công suất 356W để bơm khoảng 5.800 gallon nước. Ngược lại, bạt thông thường không sử dụng được máy bơm vì không có ống thoát nước, do vậy cần phải có bơm hút nước.

Bơm hút nước hoạt động với công suất 911W, bơm 5700 gallon nước/ giờ, gấp 2 lần so với máy bơm nổi - một cách lãng phí và tiêu hao năng lượng cực kỳ lớn so với việc sử dụng bơm nổi.

  1.    Ống thoát nước

Bạt thông thường không thể sử dụng ống thoát nước vì chúng sẽ gây ra rò rỉ nước trong bạt. Do vậy để lắp đặt ống thoát nước, cần phải cắt lớp bạt và đặt các vòng chống thấm nước để giữ nước. Tuy nhiên lớp chống thấm sẽ dần dần bị khô vỡ, biến dạng vòng và chi phí sửa chữa sẽ rất đắt đỏ.

Trái lại, các hồ có lớp bạt bê tông có cấu trúc giống như cấu trục lớp bạt bê tông trong hồ bơi – chỉ khác nhau về cơ chế hoạt động. Các lớp bạt này sử dụng các ống thoát nước có đường kính lớn.

  1.    Thiết kế

Khi xây ao/ hồ bằng bạt bê tông, ta có thể tùy ý thay đổi chiều dài, chiều rộng hoặc hình dạng của ao để phù hợp với khu vườn. Ngược lại, với bạt thông thường, các thông số đều do nhà sản xuất quy định nên không thể thay đổi được.

ƯU ĐIỂM

Ao bê tông:

Độ bền vĩnh cửu.

Dễ dàng đặt các khối đá trên hồ bê tông (có thể đặt cố định)

Đường viên bên trong ao bê tông giúp nước chảy từ trên cao xuống dưới ống thoát nước, giúp ống thoát sạch hơn.

Bạt thông thường:

Việc lắp đặt sẽ nhanh hơn khi dùng bạt đã có sẵn. Có rất nhiều mẫu thiết kế có sẵn và tiện dụng cho việc lựa chọn bạt.

Bạt có sẵn dày và cứng hơn: khi không có cạnh nhỏ dưới bạt, bạt sẽ không bị đâm xuyên; với bạt có độ dày linh hoạt hơn, cạnh nhỏ đó sẽ dễ gây ra rò rỉ nước.

Dễ dàng vệ sinh ao hồ và bảo trì máy móc do kích thước bạt nhỏ.

Có nhiều mẫu thiết kế dễ dàng cho người nuôi trồng tự chọn.

NHƯỢC ĐIỂM

Ao bê tông:

Việc sửa chữa khó khăn; giá thành cao hơn.

Dễ gây ra các vết nứt và rỏ rỉ nước khi thiết kế không đúng quy chuẩn hoặc do chuyển động dưới lòng đất.

Không thể thay đổi được các lớp đá đã được phủ bê tông.

Vôi dễ bị pha loãng, độ kiềm và nồng độ pH tăng cao.

Chi phí đầu vào- xây dựng, trang trí và bảo trì ao bê tông rất cao.

Bạt có sẵn:

Giá thành cao.

Cần tính toàn, đo lường nhiều.

Việc thiết kế sẽ bị giới hạn do đã có các mẫu có sẵn – không phù hợp cho những người thích tự thiết kế ao hồ. 

Phân bón cỏ có tốt cho rau không?
Bình luận (0) Phân bón cỏ có tốt cho rau không?

Những người làm vườn biết rõ loại cây và lượng phân bón cần để trồng cây. Các loại cây có rễ cần nhiều phân bón hơn, ngược lại các loại cây thân leo chỉ cần một lượng rất ít. Sử dụng phân bón cỏ giúp cải thiện chất lượng đất và cung cấp lượng dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết từ đất cho cây Tuy nhiên, chỉ có một số nơi trên thế giới có mức dinh dưỡng trong đất trồng phù hợp cho cây trồng và có nhu cầu sử dụng phân bón cỏ.

Việc trồng cây trên bãi cỏ được nuôi bằng phân bón là điều cần thiết. Các loài cây như cỏ 4 lá hấp thụ khí nitơ và góp phần làm giàu đất. Đây là một phương thức cân bằng sinh thái rất hữu hiệu –thêm chất hữu cơ vào đất….

Phân bón hữu cơ bao gồm nitơ, kali và photphat. Mỗi loại phân bón cần có liều lượng phù hợp để các chất trên thẩm thấu vào cỏ. Đa phần nhiều loại cỏ cần lượng nitơ cực kỳ lên để cỏ sẫm màu hơn, dày hơn và sinh trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên natri và photphot cũng rất quan trọng, do đó cần lưu ý liều lượng sử dụng.

PHÂN BÓN CỎ CÓ TỐT CHO RAU TRỒNG KHÔNG?

Có hai loại phân bón: Phân bón tổng hợp được sản xuất theo quy trình hóa học; phân bón hữu cơ có thành phần tự nhiên, cung cấp các khoáng chất và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khác với phân hóa học, phân bón cỏ tự nhiên được tạo ra bởi sự phân hủy chất hữu cơ, do đó chất dinh dưỡng sẽ từ từ thẩm thấu vào trong đất.

Quá trình này giúp cho dinh dưỡng không bị trôi đi nhanh chóng. Khi phân hữu cơ bị phân hủy, các chất dinh dưỡng trong phân bón sẽ đi vào rễ cây và cải thiện chất lượng cỏ và đất – lý do là bởi các vi sinh vật phát triển nhanh hơn khi đất được phân bón.

Phân bón cỏ giúp cân bằng lượng khí cacbon-nitơ trong đất, ngăn chặn sự sinh trưởng của nấm. Vì các chất dinh dưỡng này thẩm thấu từ từ vào đất nên liều lượng dùng sẽ nhỏ hơn so với phân bón tổng hợp (liều lượng thích hợp nhất: 20lbs/1000m2 feet đất, 2 lần/năm, vào mùa thu và mùa xuân).

Việc sử dụng phân bón cỏ tự nhiên là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, các loại phân ủ, vỏ cua, rong biển, phân chuồng và xác cá cũng có thể được dùng làm phân bón tự nhiên.

VD: Phân đạm cá là một trong những phân bón tự nhiên tốt nhất trên thế giới giúp tăng cường chất dinh dưỡng lành mạnh cho đất. Các loài rong biển tự nhiên giàu amino axit và các dưỡng chất khác cũng góp phần cho sự sinh trưởng của cây.

Các loại phân bón tự nhiên này có thể tìm mua tại các chợ.

Có rất nhiều lợi ích khác khi trồng bằng phân bón có.

+Phân bón góp phần làm giảm lượng rêu trong cỏ; cỏ trưởng thành không cần nhiều nước.

+Khi các loại cỏ cách nhau khoảng 2-3 inch và cành của chúng bị tỉa nhiều, lượng rêu cũng sẽ giảm đi.

+Nếu trong đất có quá nhiều lượng cacbon bị phân hủy, nấm cỏ sẽ xuất hiện.

Do vậy, phân bón có là lựa chon tốt nhất cho khu vườn của bạn.

CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG PHÂN BÓN CỎ

Nhiều loại phân bón trong chơ được sản xuất theo quy trình hóa học để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, rau trồng và nhiều loại cỏ.

Lượng dinh dưỡng cần thiết trong mỗi loại phân bón là tỉ lệ của 3 chất Nitơ – Photpho – Kali. (viết tắt là N-P-K).

VD: Phân bón NPK 3-1-7 có tỉ lệ 30% nito, 10% photpho và 70% kali. 

Các chất này thường có liều lượng và tỉ lệ phù hợp, pH trung tính và không hòa tan trong nước. Theo các chuyên gia, việc kiểm tra nồng độ pH và chất dinh dưỡng trong đất là yếu tố để xác định cách bón phân phù hợp.

ðNitơ (N)

Nitơ là chất quan trọng nhất cho đất phát triển, giúp rau trồng mọc nhanh hơn và xanh tươi hơn. Quá nhiều Nitơ trong đất sẽ khiến rau mọc quá nhanh, làm yếu gốc rễ và cây sẽ dễ bị mắc bệnh. Nitơ kích thích cây tăng trưởng mạnh mẽ, đâm nhiều chồi hơn và phòng ngừa các loại côn trùng tự nhiên. Ngoài ra, phân bón hữu cơ cũng kích thích rau trồng tăng trưởng mà không cần tưới nhiều nước.

VD: Các loại cỏ như cỏ linh lăng và cỏ 4 lá đỏ tía là những loại có chứa lượng nito lớn. Chúng kích thích đất màu mỡ; tuy nhiên cần phải nhổ chúng trước khi chúng lớn lên và bám sau vào lòng đất cùng với cây trồng. Chúng là nguồn nitơ cung cấp thay thế cần thiết cho cây trồng.

ðKali (K)

Kali bảo vệ và giúp rau trồng tăng khả năng chống chịu các điều kiện môi trường nóng, lạnh, hạn hán,v.v….

ðPhotpho(P)

Photpho kích thích hạt nảy mầm và mọc rau nhanh, giúp gốc rễ cây sinh trưởng mạnh.

ðCanxi (Ca), Magiê (Mg) và Sunphua (S)

Canxi kích thích lông hút rễ tăng trưởng và giúp cây tăng cường hấp thụ khí nitơ. Magiê hỗ trợ cây hấp thụ photpho, hỗ trợ trong quá trình quang hợp. Cả hai chất này cũng đều có trong đá vôi.

Sunphua làm đổi màu cây, tăng cường quá trình quang hợp, giúp cây chịu lạnh và kích thích cây tăng trưởng. Không cần thiết phải thêm sunphua trừ khi đã có quá nhiều lượng Nitơ trong cây.

Công nghệ ngày càng phát tiển vượt bậc dẫn đến việc các loại phân bón tổng hợp không còn được sử dụng nhiều. Vì thể, các loại phân bón cỏ tự nhiên là sự lựa chọn tốt nhất – hiệu quả nuôi trồng cao hơn, dễ thực hiện và tương đối rẻ. Giờ đây, các loại phân bón cỏ được đóng dưới dạng bình xịt, khác so với cách bón phân truyền thống.Đây là loại phân bón cực kỳ lý tưởng - đặc biệt vào thời điểm mùa hè, khi các loại vi khuẩn phá hủy các chất dinh dưỡng cho cây.

 

Các loại cây nên trồng trong hồ cá koi
Bình luận (0) Các loại cây nên trồng trong hồ cá koi

Bạn có muốn hồ của mình trông đẹp hơn không? Khi chọn cây trồng, cần cân nhắc nên chọn loại cây nào phù hợp, vì chúng sẽ thu hút các loài sinh vật khác đến ao cá koi. Điều này sẽ giúp duy trì hệ sinh thái tự nhiên của hồ, cung cấp không gian và tạo ra môi trường phù hợp cho cây thủy sinh phát triển. 

Ao cá koi sẽ làm tăng thêm diện tích khu vườn của bạn, nhất là những khu vườn có diện tích rộng. Có rất nhiều lợi ích khi trồng cây trên ao; một trong số đó là mang lại sự bình yên và nét đẹp cho khu vườn. Sự kết hợp của đàn cá koi và những cây thủy sinh thực sự rất tuyệt vời. 

Có rất nhiều loại cây phù hợp để trồng trong ao –cây nổi trên mặt nước, cây mọc trong nước, cây ngập nước, cây mọc rễ từ bùn ao. Các loại cây trên được phân loại như dưới đây:

  1.      Cây ngập nước

Cây ngập nước là loài cây duy trì cân bằng hệ sinh thái dưới nước. Các loài cây như CabombaAnacharis cung cấp thức ăn cũng như nơi sinh sản cho cá koi. Ngoài ra chúng cung cấp khí oxi - được tạo ra từ quá trình quang hợp - cho sinh vật dưới nước. 

  1.    Hoa súng

Hoa súng là loài cây không thể thiếu trong bất cứ ao cá koi hoặc khu vườn thủy sinh nào. Rễ của chúng mọc dưới nước và hoa nổi ở khắp mọi nơi trên mặt nước. Chúng là loài cây ưa sáng và góp phần tăng thêm vẻ đẹp cho khu vườn.

  1.    Cây nổi trên mặt nước

Các loài cây này mang vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần tô điểm cho ao củabạn. Rễ của chúng có thể mọc trên mặt nước mà không cần đất trồng – chúng đóng vai trò lọc và làm sạch nước ao hồ. Vì vậy, các loài cây lục bìnhhoặc bèo cáichính là lựa chọn thích hợp cho ao cá của bạn.

  1.    Cây bán cạn

Cây bán cạn thường mọc ở những vùng nước nông (ao,hồ….). Những loại cây như Iris hay cỏ nến sinh trưởng tốt trong điều kiện đất ẩm hoặc vùng nước nông, đặc biệt là ở ao hồ nhà bạn. Các loại cỏ nước và lớp trầm tích thường rất dễ mọc trong hồ, tuy nhiên cần lưu ý không được để chúng nổi trên mặt nước quá nhiều. Ngoài ra chúng hỗ trợ cho các cây mọc từ ao hồ lên đến mặt đất.

Có rất nhiều loại cây cho bạn lựa chọn, như hoa lan mặt khỉ, iris, lưu ly,cỏ nến, bạc hà,anh túc….

  1.    Các loài cây dưới nước khác

Ngoài các loài cây kể trên, một số loài cây khác sống dưới nước cũng đóng vai trò trong hệ sinh thái ao cá koi. Chúng đóng vai trò bảo vệ các sinh vật như tảo, bọ…và là nguồn cung cấp thức ăn cho cá koi. Bạn có thể mua các loài cây này ở bất kỳ hàng cây cảnh nào gần nhà, và cũng không cần tốn thời gian để chăm sóc chúng.

 

TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG AO CÁ KOI

Để trồng cây trong ao cá koi, cần đặt các bình đựng cây ở dưới nước.Bạn có thể trồng các bình đựng này xung quanh góc ao. Ngoài ra cần lưu ý đặt các khối đá ngăn cách giữa thân cây và cá koi để cá koi không ăn cây.

Cách khác là trồng các loài cây thủy sinh trong ao như đã giới thiệu ở trên.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG CÂY THỦY SINH TRONG AO CÁ KOI

Cây thủy sinh có vai trò quan trọng – chúng góp phần ngăn chặn tảo mọc trong nước; bóng cây giúp giảm lượng ánh sáng chiếu vào ao, ngăn cản quá trình quang hợp của tảo. Chúng hấp thụ nitrat độc hại và làm sạch ao hồ.Ngoài ra chúng cung cấp lượng oxi nhiều hơn trong hồ tạo điều kiện thuận lợi cho cá koi sinh trưởng. Bóng cây của chúng góp phần làm giảm nhiệt độ trong nước phù hợp cho sinh vật sống thủy sinh.Các loài cây ngập nước có vai trò hỗ trợ quá trình sinh sản của cá koi khi bước vào mùa sinh sản của chúng.

CÁC CÔNG CỤ CẦN THIẾT

  1.    Công cụ cắt tỉa

Công cụ cắt tỉa giúp trang trí cây và làm đẹp cho ao cá Koi.

  1.    Bình đựng cây

Các chậu cây này sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng dưới nước của cây. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các hòn “đảo nổi” để trồng cây.

  1.    Phân bón

Các loại phân bón này góp phần làm tán lá tươi tốt, củng cố phần gốc rẽ và kích thích sự sinh trưởng của cây.

  1.    Hình thức trồng cây thủy sinh

Góp phần củng cố phần gốc rễ vững chắc và sinh trưởng vững mạnh vào mùa trồng cây.

Tuy nhiên, nhiều loại cây thủy sinh không trông được ở khí hậu nóng, do vậy hãy liên hệ với chính quyền địa phương hoặc kiểm lâm để nhân được hỗ trợ trồng các loại cây này trong điều kiện môi trường tốt nhất.

 

Bảo vệ cá chép koi khỏi bị săn mồi
Bình luận (0) Bảo vệ cá chép koi khỏi bị săn mồi

Koi là loài cá lớn, có thể đạt đến kích thước tối đa nếu được sống trong môi trường thuận lợi.  Ao cá cần có sức chứa lên tới 500 gallon nước. Sức khỏe của cá koi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm không gian, chất lượng nước, và mức độ an toàn trước những loài động vật săn mồi – mối đe dọa đối với tính mạng những chú cá koi xinh xắn của bạn.

Cá koi khá đắt tiền và không dễ kiếm, do đó những người chủ ao luôn cần phải bảo vệ sát sao để đàn cá sinh trưởng và sống khỏe mạnh trong ao. Những loài động vật săn mồi như chim diệc, chim bói cá, và gấu Mỹ là một trong số rất nhiều kẻ thù của cá koi. Nếu ao cá của bạn không được quy hoạch, thiết kế và xây dựng hợp lý thì những loài thú săn mồi đó có thể xâm nhập ao cá bất kỳ lúc nào. Bạn phải đảm bảo ao của bạn có đủ không gian và sự che chắn cần thiết.

Sẽ rất thiếu sót nếu bạn chỉ cung cấp nước sạch, thức ăn cho đàn cá koi mà không quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cho chúng, dù nó có thể tốn chút thời gian và công sức của bạn. Cách tốt nhất để ngăn những loài săn mồi là hãy hiểu rõ chúng. Luôn theo dõi ao chặt chẽ và phát hiện những vị trí ẩn náu ưa thích của cá để tăng cường bảo vệ những khu vực đó.

BẢO VỆ CÁ KOI TRƯỚC CÁC LOÀI SĂN MỒI – NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG

  1.      Thiết kế ao

Điều đầu tiên là bạn cần đặt tiêu chí an toàn cho đàn cá koi lên hàng đầu khi thiết kế ao. Nên xây bờ ao theo chiều dốc thoải để đàn cá koi có thể nhanh chóng lặn sâu xuống ao nếu chúng nhận thấy sự xuất hiện của động vật săn mồi.

Cá koi sẽ không thể lặn nhanh và an toàn nếu quanh ao có những phần gờ nhô ra. Hơn nữa, những phần đó còn có thể cho những loài săn mồi như gấu Mỹ cơ hội tuyệt vời để xơi tái đàn cá của bạn. Thay vào đó, những gờ đá có thể được sử dụng,  nhưng hãy đảm bảo chúng cách xa khỏi mặt nước. Ngoài ra, ao của bạn cần có độ sâu không dưới 8 feet.

  1.      Chăng lưới cho ao

Đây cũng là biện pháp giúp bảo vệ cá của bạn. Lưới dùng cho ao có chất liệu khá giống với lưới đánh cá và đa dạng về kích thước cũng như chủng loại. Việc chăng lưới sẽ ngăn những loài săn mồi như ễnh ương.  Hầu hết những loài ếch không phải là mối đe dọa của ao cá koi, nhưng ễnh ương thì khác vì chúng đủ lớn (về kích cỡ) để ăn được những con cá koi nhỏ hơn. Lưới không chỉ ngăn những loài săn mồi làm ảnh hưởng đến cá koi mà còn giữ cho cá không nhảy ra khỏi ao.

Bên cạnh đó, vào mùa thu, việc chăng lưới giữ cho lá, bụi bẩn và những mảnh vụn khác không rơi vào ao. Lưới cũng giúp bảo vệ cho ao khỏi cành cây, lá rụng. Khi chăng lưới, đồng nghĩa với bạn bảo vệ ao, đặc biệt là về đêm, khi hầu hết các loài săn mồi hoạt động mạnh nhất. Điểm trừ duy nhất của chăng lưới là nó lấy đi vẻ đẹp tự nhiên của ao.

  1.      Hệ thống phun nước cảm biến Scarecrow Sprinkler

Đây là những kỹ thuật rất hiệu quả và năng suất. Hệ thống phun nước này được thiết kế tích hợp với cảm biến chuyển động sẽ phun nước vào bất kỳ vật gì di chuyển tới gần nó và đuổi chúng đi. Giải pháp này rất hữu hiệu với diệc xanh, mèo, gấu và những loài săn mồi khác.

  1.      Mồi nhử chim diệc

Những loài chim lớn như diệc xanh rất thích ăn cá koi, tuy nhiên, mức độ đe dọa của chúng phụ thuộc nhiều vào nơi bạn sống. Một con diệc xanh có thể ăn hết một trăm con cá koi dài 6 inch! Để ngăn ngừa việc này, sử dụng mồi nhử diệc là cách hiệu quả và thích hợp. Diệc là loài chim sống theo lãnh thổ, và chúng sẽ dời đi nơi khác nếu chúng thấy một con diệc khác trong khu vực. Do đó nhử chim diệc sẽ giúp bảo vệ cá của bạn khỏi bị ăn thịt.

  1.      Thiết bị dọa chim diệc

Một vài thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý “trip-wire” - phát ra âm thanh rất lớn mà chỉ có thể nghe thấy bởi chim diệc mà tai con người không nghe được.  Một số thiết bị khác sử dụng cách cảm biến hồng ngoại để nhận biết sự hiện diện của chim diệc và đuổi chúng đi bằng cách phun ra tia nước áp lực cao vào chúng.

  1.      Tiếng ồn

Để chiến thắng trong cuộc chiến với các loài săn mồi, chỉ cần khiến chúng bị mất cân bằng. Khi đó, chúng thấy bất tiện khi tìm kiếm bữa ăn. Nếu phun nước có thể làm chúng sợ, thì âm thanh cũng vậy.

Chuông gió, hệ thống loa ngoài trời, hoặc bình đựng nước có thể là những lựa chọn khả thi. Thử bật podcast ưa thích của bạn hoặc bật radio. Giọng nói của con người sẽ cho những loài săn mồi biết đang có những ông chủ lớn hơn và khiến chúng phải bỏ đi nơi khác.

  1.      Sử dụng mô hình cú và cá sấu giả

Cá sấu là loài động vật thường ăn thịt chim, diệc, và các loài thú hoang dã khác. Đặt các mô hình cá sấu, rắn hoặc cú gần ao có thể giúp xua đuổi những loài săn mồi. Khi động vặt săn mồi tiếp cận ao và nhìn thấy cá sấu giả, chúng sẽ lầm tưởng đó là mối nguy hiểm trước mặt và bỏ trốn. Cách này khá hiệu quả  trong việc bảo vệ đàn cá koi của bạn.

Những gì đàn cá koi mang đến cho vườn của bạn không chỉ là vẻ đẹp mà còn cả nét cá tính. Do đó hãy luôn tỉnh táo và sáng suốt khi chăm sóc và bảo vệ chúng.

Dùng bạt lót để xây ao cá
Bình luận (0) Dùng bạt lót để xây ao cá

Phần lớn những người xây ao/hồ lần đầu thường sử dụng bạt lót có sẵn. Họ cũng tạo điểm nhấn cho ao bằng những khối đá và thác nước trang trí. Tuy nhiên, việc này không có hiệu quả về lâu dài.

Các bạt lót thường được sử dụng để xây ao hồ là bạt EPDM thường như PVC và bạt lót nhựa có bán tại các cửa hàng dụng cụ làm vườn. Tuy nhiên những bạt lót này thường không bền, dễ bị rách và cần phải thay sau một hoặc hai năm – do đó chủ ao nên chọn bạt lót ao EPDM (do Firestone sản xuất) có độ bền lên đến 25 năm và có điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Một lựa chọn tốt hơn là sử dụng các công cụ xây ao, bao gồm ống, máy hớt bọt…nhưng để đạt được hiệu quả  tốt nhất, cần lưu ý thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chọn địa điểm

Điều đầu tiên cần quan tâm khi xây ao cá bằng bạt lót là chọn địa điểm - quan sát môi trường xung quanh từ nhiều góc độ khác nhau, sau đó đánh dấu những vị trí thích hợp trước khi chọn ra được vị trí tốt nhất có thể.

Bước 2: Kích thước

Tiếp theo, bạn phải lựa chọn kích thước cho ao cá mà bạn dự định xây. Điều này sẽ phụ thuộc và kích cỡ vườn của bạn và mục đích sử dụng ao của bạn. Đối với loài cá lớn hơn như cái Koi và cá chép sẽ cần một cái ao lớn hơn trong khi những loài nhỏ hơn như cá vàng hay ếch nhái thì sẽ không có vấn đề gì với một cái ao nhỏ.

Bước 3: Đào ao

Khi bạn đã xác định vị trí và kích thước của ao mà bạn vừa ý, hãy bắt đầu với quá trình khai quật. Đào xới bãi cỏ và tiếp tục đào cho đến khi đạt được độ sâu cần thiết. Lưu ý rằng tất cả các vật sắc nhọn như đá hoặc khối u bùn lớn cần được loại bỏ.

Bước 4: Trải bạt lót

Phủ một lớp cát quanh lỗ bạn đào để bảo vệ lớp lót ao và ngăn không cho nó bị thủng. Ngoài ra có thể trải thêm 1 tấm thảm cũ cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn

Sau khi phủ, hãy xác định nơi bạn sẽ trải bạt lót. Có thể nhờ người khác giúp đỡ, tùy thuộc vào kích thước ao. Mỗi người sẽ giữ một đầu bạt và trải trên lỗ bạn đã đào. Cố gắng không để hư hỏng bạt bằng cách kéo nó trên các mảnh đá sắc nhọn hoặc bề mặt thô.

Bước 5: Cố định bạt

Sau khi trải xong, đặt các viên gạch chồng lên nhau để cố định từng góc bạt.

Bước 6: Lấp ao

Sau khi cố định bạt, hãy bắt đầu công việc lấp ao. Kéo đều các góc bạt sao cho khớp với hình dạng của ao.

TIếp tục lấp nước cho đến khi đầy ao, sau đó cắt bớt phần dư thừa; tuy nhiên nên chừa lại một phần để đặt lớp đất cỏ và phiến gỗ lên trên để trang trí. Việc cuối cùng là chọn loại cây hoặc cá phù hợp với ao/hồ mới của bạn.

CÁC LOẠI BẠT LÓT

Bạt lót cao su:

Tuy có giá thành cao hơn so với bạt lót nhựa, nhưng đây là loại bạt thông dụng cho ao cỡ nhỏ bởi độ đàn hồi tốt và có thể dễ dàng vừa khớp với các góc ao/hồ.

Bạt lót tổng hợp:

Thông thường, khi nói đến bạt lót, bạt lót cao su và bạt lót nhựa là hai loại được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, đối với những người không có kinh nghiệm về xây ao, bạt lót tổng hợp là lựa chọn tốt nhất – chúng giúp người xây ao có thể tạo ra những ao nhỏ mà lại tiết kiệm chi phí. Bởi kích thước ao càng lớn, lớp phủ bảo vệ càng nhiều, kéo theo công đoạn chuẩn bị đất tỉ mỉ, dẫn đến chi phí trải bạt càng cao. Tuy nhiên cần hết sức lưu ý khi đặt miếng gỗ hoặc đá lên trên lớp lót tổng hợp.

Bạt lót nhựa:

Có rất nhiều vật liệu để làm bạt nhựa. Bạt nhựa thường có giá thành rẻ hơn bạt cao su; tuy nhiên, có một số loại thường không bền lâu. Chúng dẻo hơn cao su và thường phù hợp với các ao lớn. Cả hai loại chất liệu này đều cần được bảo dưỡng cẩn thận trong quá trình xây hồ - do chúng rất mỏng manh khi tiếp xúc với các tảng đá lớn hoặc vật nặng.

Ngoài ra chủ ao cũng cần quan tâm đến thời gian bảo hành bạt nhựa. Theo thời gian, bạt nhựa và bạt cao su sẽ bị mài mòn khi tiếp xúc với nước, ánh sáng mặt trời và đất. Thời gian bảo hành thường kéo dài nhất khoảng 20 năm – do đó người sử dụng cần nắm rõ thời gian bảo hành để chọn loại bạt có chi phí thấp khi cần tân trang ao vì hầu hết bạt đều bị đất và đá lấp kín.

KẾT LUẬN

Bất kể phương pháp che phủ ao nào bạn chọn đều cần tuân thủ những yêu cầu thiết kế dựa trên nguyên tắc đơn giản và khoa học. Sử dụng bạt tổng hợp  sẽ không có hiệu quả về lâu dài so với các phương pháp che phủ khác và sẽ kích thích cỏ dại phát triển. Các bạt lót chuyên dụng sẽ cần đến các chuyên gia lắp đặt, nhưng có hiệu quả lâu dài hơn.

Hướng dẫn xây ao cáo bê tông
Bình luận (0) Hướng dẫn xây ao cáo bê tông

Quá trình xây ao cá bê tông thường sẽ mất một vài tuần với các công đoạn trộn xi măng và cát, vận chuyển xe cút kít, v.v…  Nếu đây là lần đầu tiên bạn xây ao bê tông, bạn có thể tìm hiểu cách làm thông qua sách tham khảo và tài liệu trực tuyến. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tóm lược một số điều cơ bản.

Việc xây dựng ao cá bê tông phải tuân thủ từng bước. Nếu thực hiện sai hoặc quá nhanh sẽ tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, bảo trì hoặc thay thế hơn so với chi phí thực tế. Ao bê tông tốt là ao có thể sử dụng được lâu dài, vì  vậy khi bắt đầu xây dựng, cần tuân theo các quy tắc cơ bản dưới đây.

LẬP KẾ HOẠCH

Nền đất chọn để xây ao phải thật sự vững chắc. Nếu nền đất mấp mô hoặc biến dạng, khi xây ao, cần phải lót một lớp đáy thật chắc chắn. Ao bê tông có độ dày từ 4-6 inch là phù hợp nhất.

ĐÀO ĐẤT

Khi đã có kế hoạch phù hợp và tính toán kích thước ao kĩ càng, việc tiếp theo là đào hết lớp đất đá lên. Khi đào, cần đảm bảo cấu trúc/hình dạng phù hợp cho nền đấttrước khi đổ bê tông vào, đồng thời định vị vị trí của thanh thép gia cố (cốt thép) một cách chính xác.

XÂY DỰNG AO

Đầu tiên, đổ bê tông lên một lớp đất đã nén chặt để xây đáy ao. Lưới đan thép  nên được đặt giữa hai lớp bê tông và để khô. Sau đó, đóng các ván khuôn để bê tông cứng lại, dễ tách. Các ván khuôn này nên được bao mắt lưới trước khi đổ thêm bê tông. Khi lớp bê tông khô, gỡ các khuôn ra và phủ các cạnh và lòng hồ bằng sealant (chất bịt kín) chống thấm nước.

Lưu ý:Khi xây ao, chỉ đổ bê tông trong một ngày; nếu xây ao hồ lớn, cần đổ lớp bê tông thành từng phần.  

Trình tự thực hiện:

+Đổ xi măng vào đáy trước, sau đó đến từng cạnh ao.

+Sau khi đào hết đất đá,  đổ xi măng vào.

+Cuối cùng, đổ xi măng lên phần mặt hồ để tạo thành lớp phủ kín.

Sau khi hoàn thành các bước trên, để xi măng cứnglại trong lớp nhựa vài ngày. Việc sử dụng axit HCL trong giai đoạn này sẽ giúp ngăn ngừa nồng độ pH cao trong nước,  thuận lợi cho cây cối và cá sinh trưởng. Sau khi xử lý bằng axit cần  phải phủ các lớp sơn(sơn VLXD hoặc keo sealant) lên bề mặt xi măng và để chúng khô hoàn toàn.

Khi trộn hỗn hợp xi măng , cần đảm bảo đúng tỷ lệ xi măng, cát, nước và các vật liệu khác (nếu có). Nếu hỗn hợp không chính xác, bể sẽ dễ bị rò rỉ và các vết nứt sẽ xuất hiện do móng bị hư hại.

Bạn cũng có thể sử dụng bê tông trộn sẵn vì chúng đã được trộn với tỉ lệ phù hợp, đảm báo quá trình xây hồ diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại bê tông này, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng tất cả mọi thứ. Ngoài ra cũng cần phải xem xét cách vận chuyển lượng xi măng của bạn từ nơi giao nhận đến vị trí ao cá mà bạn muốn xây.

Bê tông trộn sẵn dễ bị nứt, và ao cá của bạn có thể phải chịu tình trạng như vậy - do đó, cần phát hiện vết nứt và thực hiện từng bước sửa chữa ngay lập tức.

Khi thấy được vết nứt, sử dụng búa to trên một cái đục bằng đá mỏng và từ từ mở rộng chỗ nứt. Sau đó quét sạch mảnh vụn bằng bàn chải cứng. Tiếp theo, trộn vữa và sử dụng bay để lấp vết nứt lại. Cuối cùng, để vữa khô ít nhất trong 48 giờ trước khi phủ lớp keo sealant vào vết nứt để ngăn các chất độc hại tràn vào trong nước.

DANH SÁCH CÔNG CỤ CẦN CHO VIỆC XÂY DỰNG AO BÊ TÔNG

Dây thừng

Xẻng

Bay

Xe cút kít

Cuốc

Đòn bẩy

Ống thăng bằng

Một thanh gỗ 2*4 dài

Tấm nhựa

Khi mới xây ao,Nên bắt đầu xây ao nhỏ trước, sau đó xây các ao lớn hơn.

Khi nắm được các bước xây ao cơ bản, việc xây dựng các ao khác tương tự sẽ trở nên dễ dàng. Do đó cần phải có quá trình học hỏi, lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng nhiều lần.

Khi xây dựng bể bê tông lớn,  việc đóng ván khuôn là điều khó thực hiện nhất. Ván khuôn có vai trò cố định phần bê tông khi đặt chúng xuống. Nếu không có các ván này,  bê tông sẽ trànxuống các bức tường, khiên cho phần mặt hồ bị mỏng đi và phần đáy hồ bị phình lên.

Các tấm ván khuôn  có cấu tạo không đỉnh không đáy và được làm bằng gỗ. Tùy vào độ dày của bê tông mà kích thước của chúng khác nhau; do đó, cần phải  đóng các tấm ván này bên trong bể khi đã hoàn thành phần móng và đáy.

LƯU Ý:

+ Những khu vườn có chứa đất sét nặng không phù hợp để đổ bê tông vì đất sẽ bị co lại vào mùa hè. Để ngăn ngừa tình trạng này, cần phủ một lớp đất ẩm (đất cát) có độ dày 3 inch (8cm). Nếu là vườn cát, điều này không cần thiết.

+ Khối lượng vật liệu gia cố tùy thuộc vào kích thước ao.  Với các ao lớn, cần có các lưới thép cường độ cao hoặc lưới thép dày bao phủ xung quanh. Không được lấp hoàn toàn các lỗ hổng trong lớp bê tông được mắt lưới phủ kín. Ao càng lớn thì cần nhiều thanh thép gia cố hơn.

Những vấn đề thường gặp trong hệ thống thủy canh
Bình luận (0) Những vấn đề thường gặp trong hệ thống thủy canh

Tất cả thành phần của một hệ thống thủy canh hoạt động gần như đồng thời với nhau. Nếu bạn đã hiểu những điều cơ bản về cách  thức hoạt động của nó thì bạn sẽ ít gặp khó khăn hơn khi bảo trì hệ thống.

Cũng giống như bất kỳ hệ thống nào, sẽ có lúc hệ thống vườn thủy canh gặp phải một số vấn đề, có thể liên quan đến nguồn cung dinh dưỡng, sâu bọ, bệnh cây, sự oxy hóa và nhiều hơn thế. Bài viết này sẽ chỉ ra 6 vấn đề thường gặp đối với vườn thủy canh.

  1.      Dưỡng khí

Việc cung cấp oxy cho rễ cây là một trong những vấn đề phổ biến của hệ thống thủy canh. Nếu hệ thống sử dụng các ống dẫn PVC có đục lỗ thì hiện tượng nghẽn khí ở vùng rễ cây là vấn đề cần quan tâm.

Để khắc phục điều này bạn cần có giải pháp dưỡng khí hiệu quả, chẳn hạn như sử dụng các bệ nâng hoặc giàn bơm thích hợp cho hệ thống thủy canh.

  1.      Dinh dưỡng

Một vấn đề cần lưu tâm khác là bảo đảm nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho cây trồng. Nếu bạn chỉ cung cấp dinh dưỡng theo thời gian biểu của cây trồng trên đất (ví dụ 3 đến 5 lần/tuần) thì dần dần cây trồng thủy canh sẽ chết. Do lỗ hổng không khí của hệ thống thủy canh lớn hơn đất trồng nên khối chất dinh dưỡng sẽ được hòa tan trong nước nhanh hơn. Như vậy, nhìn chung mỗi ngày bạn cần cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ít nhất một lần.

Mức độ đơn giản của hệ thống thủy canh sẽ quyết định mức độ bổ sung dinh dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, chủng loại và kích cỡ cây trồng cũng tác động đếnlịch trình tưới dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng (có thể lên đến 4 lần mỗi ngày). Điều này có nghĩa là bạn không được quên bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng vào ngày cuối tuần bởi chúng sẽ bắt đầu khô héo.

Trong trường hợp bắt buộc phải vắng mặt hơn 2 ngày, hãy nhờ ai đó tưới dinh dưỡng cho cây thay bạn hoặc bạn có thể xây dựng hệ thống thủy canh hỗ trợ tưới tự động.

  1.      Hiện tượng thối rễ

Dung dịch nước clo có thể không phải nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thối rễ, tuy nhiên nếu cây của bạn đang có những hiện tượng sau:

ðĐỉnh rễ chuyển màu nâu

ðHéo vào ban ngày nhưng lại khỏe mạnh vào ban đêm

ðChuyển màu vàng rồi chết

ðBị ức chế sinh trưởng

Thì bạn cần sẵn sàng giải quyết bệnh thối rễ. Việc trị bệnh này khó hơn phòng chống do khi rễ bắt đầu thối thì rất khó kiểm soát.

Giải pháp: lọc bể cấp nước bằng hệ thống lọc cát trước khi tưới cho cây. Ngoài ra còn một số phương pháp lọc nước khác như dùng tia cực tím, sục clo, làm nóng nước. Đây là những biện pháp hữu hiệu giúp ngăn chặn sinh vật gây thối rễ.

  1.      Tắc ống dẫn

Đây là những vấn đề chính của hệ thống phun và nhỏ giọt. Các hệ thống này sử dụng máy bơm áp suất cao để đẩy dung dịch dinh dưỡng qua những lỗ rất nhỏ.Các bộ lọc dinh dưỡng và bộ lọc thô sẽ giảm phần nào sự tắc nghẽn nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này. Nếu bạn dùng một trong những hệ thống này, hãy dành thêm thời gian mỗi ngày kiểm tra tất và thay thế vòi phun hỏng.

  1.      Tảo và các loài kí sinh trùng

Ký sinh trùng bắt đầu phát triển mạnh khi hệ thống thủy canh mất đi tính vô trùng. Những hệ thống trồng cây ngoài trời hoặc nhà kính thường gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên các loại thuốc diệt ký sinh trùng hóa học hoặc vật lý sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề, và dĩ nhiên các giải pháp hữu cơ như dùng giấm hoặc đất tảo cát đươc ưu tiên hàng đầu.

Tảo cũng là vấn đề phổ biến trong hệ thống thủy canh. Chúng thường phát triển ở khu vực thành bồn nước hoặc trong lòng ống dẫn giữa máy bơm và bể chứa dung dịch dinh dưỡng. Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề này là hạn chế đặt hệ thống ra ngoài ánh nắng, và đây cũng là lý do mà các bộ dụng cụ thủy canh thường được sơn màu đen hoặc xanh sẫm. Hãy đảm bảo các dụng cụ như khay đựng, bể nước được sơn sẫm hoặc đặt trong bóng râm để tránh ánh sáng. Nếu không. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể bọc ni-lông đen phía trong hoặc ngoài bộ dụng cụ để ngăn ánh sáng.

  1.      Hạt kép

Các hạt giống rau như xà lách thường có kích thước tương đối nhỏ, kể cả khi chúng chứa các chất hóa học, thuốc diệt nấm hay có đầy đủ chất dinh dưỡng. Dù vậy, có thể đặt hai hạt giống này cùng 1 chậu cây, nhưng cũng có thể vô tình do tác động con người gây ra hoặc vô ý. Chúng tự nảy mầm và cầnlượng nước, ánh sáng và dinh dưỡngnhau. Nhìn chung, mộttrong hai cây sẽ sống nhưng trường hợp này không thường xảy ra. Nếu người làm vườn không thường xuyêntheo dõi 2 cây khi trồng cùng 1 chậu, hiệu ứng nhân đôi sẽ xảy ra và kìm hãm sư phát triển của cây. Do vậy để khắc phục cần phải thường xuyên giám sát và loại bỏ cây đã chết.

TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG THỦY CANH

Thuốc trừ sâu Pyrethrum đã và đang là giải pháp kiểm soát tình hình hiệu quả nhất. Dù đây là sản phẩm nhân tạo nhưng hợp chất Pyrethrum được chiết xuất từ hoa và được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm diệt sâu bọvà nó an toàn khi được sử dụng đúng cách – với liều lượng thấp. Azatrol là sản phẩm thuốc trừ sâu diện rộng giúp kiểm soát các loài sâu bệnh phổ biến.

Có khá nhiều vấn đề của hệ thống thủy canh bắt nguồn từ việc bảo dưỡng chưa hợp lý và tình trạng hỏng hóc dụng cụ (hầu hết là do đã cũ), do vậy bạn cần lên lịch trình bảo dưỡng định kỳ. Hãy coi việc này như một thói quen và bạn sẽ thấy nókhông đến nỗi quá buồn tẻ. Việc lau chùi thường xuyên các dụng cụ như ống dẫn, khay đựng, v.v….  cũng cần được ưu tiêntrong suốt quá trình gieo trồng.

Thuốc trừ sâu dạng xà phòng đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước và vẫn đang là biện pháp phòng sâu bệnh hiệu quả mà không độc hại.Các hoạt chất được tổng hợp từ thảo mộc cũng là cách kiểm soát sâu bọ hiểu quả, do chúng không hề độc hại và không bị ảnh hưởng bởi nước và không khí.

Những loại rau tốt nhất để trồng theo công nghệ thủy canh
Bình luận (0) Những loại rau tốt nhất để trồng theo công nghệ thủy canh

Thủy canh (Hydroponics) là kỹ thuật trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng, để cây trồng phát triển mà không cần có đất. Rễ của cây sẽ sinh trưởng trong những môi trường như nước, không khí, cát hoặc đá sỏi, do đó phương pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến. Các loại rau quả như cà chua và xà lách trở nên tươi sạch hơn khi được trồng tại các khu thủy canh và người trồng cũng không phải sử dụng thuốc trừ sâu.

Kỹ thuật thủy canh đang tỏ ra hiệu quả hơn so với kiểu trồng cây trên đất truyền thống. Các sản phẩm rau quả thủy canh ngon và dễ ăn hơn so với thông thường. Cây trồng cũng sinh trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn tại các khu vườn thủy canh. Bạn sẽ không phải bận tâm về không gian cho cây trồng phát triển khi áp dụng kỹ thuật này bởi kích thước rễ cây không tốn diện tích như khi trồng trên đất.

Các loại rau quả nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta bởi chúng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua chúng bởi vị đắng gây khó chịu. Nếu bạn là một trong số họ thì bạn nên thử ăn những loại rau củ thủy canh.

Sau đây là 8 loại rau củ có thể được trồng bằng kỹ thuật thủy canh.

  1.      Bạc hà

Bạc hà thuộc họ Salvia và sinh trưởng mạnh mẽ. Chúng được sử dụng nhiều trong pha trà và các loại đồ uống khác như soda, v.v…Trồng 2 đến 3 cây bạc hà sẽ giúp tô điểm thêm cho khu vườn thủy canh của bạn.

  1.      Dưa chuột

Dưa chuột thường dễ trồng, có vị thơm ngon phù hợp với nhiều món ăn. Loại cây này sinh trưởng tốt nhất trong hệ thống tưới nhỏ giọt.

  1.      Xà lách

Bao gồm tất cả các loại xà lách ngoại trừ loại tán rộng như xà lách Romaine, Bibb. Xà lách lô lô cũng rất phù hợp cho kĩ thuật thủy canh; bạn có thể trồng đa dạng các loại xà lách tại vườn một cách dễ dàng vào bất kỳ thời điểm nào.

  1.      Những loại rau có lá màu xanh đậm

Cũng giống như xà lách, rau lá xanh phát triển tốt trong môi trường thủy canh. Một lựa chọn rau lá xanh cho khu vườn thủy canh là là rau arugula, cải xoong, mù tạt, cải lá xoăn, mồng tơi.Bạn có thể thu hoạch một vài cây và để các cây khác tiếp tục phát triển. Tuy nhiên đừng nên thu hoạch sau khi cây đã quá lớn bởi chúng thường ảnh hưởng bởi sự thiếu tuần hoàn khí.

  1.      Ớt

Cây ớt sinh trưởng trong môi trường tương tự với cây cà chua. Đó là lý do chúng trở thành cặp đôi lý tưởng để bạn trồng trong cùng một vườn thủy canh. Khác với cà chua, ớt không cần giàn mắt cáo; tuy nhiên cần sẵn sàng đỡ thân cây bằng cọc để hỗ trợ khi cây sinh trưởng .Có thể áp dụng kỹ thuật thủy canh với cả loại ớt cay và ớt ngọt.

  1.      Cây hương thảo

Giống như cây húng quế, cây hương thảo ưa sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Dù tốn thời gian sinh trưởng hơn húng quế, cây hương thảo phát triển khỏe mạnh sẽ mang đến cho nhà của bạn hương thơm nhè nhẹ nhưng kéo dài.

  1.      Cà chua

Cà chua là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon và xuất hiện trong nhiều món ăn. Có 2 loại rau là rau lá xanh và rau quả, cà chua thuộc loại rau quả. Do là cây thân leo nên việc trồng cà chua trong hệ thống thủy canh có kèm theo giàn leo sẽ rất lý tưởng. Cà chua sinh trưởng tốt nhất trong hệ thống nhỏ giọt.

LƯU Ý

Khi trồng trong hệ thống thủy canh, cà chua có thể chín sau 8 tuần và cho ra nhiều quả hơn khi trồng trên đất.

  1.      Cây húng

Húng được xem là cây gia vị phù hợp nhất với hệ thống thủy canh. Các loài húng như húng chanh, húng ngọt, húng tím, húng quế có thể được trồng kết hợp và chúng đều sinh trưởng rất tốt trong hệ thống thủy canh.

Một số loài rau khác có thể được trồng bằng kỹ thuật thủy canh là:

Củ cải, tỏi tây, cải bruxen, cà rốt, cải bắp, cây đại hoàng, măng tây, đậu xanh, hành tây, súp-lơ, Actiso, bông cải xanh, cây cà và củ cải đường.

VIệc trồng cây trong nhà cũng được khuyến nghị áp dụng với nhiều loại rau củ truyền thống.

RAU THƠM

Các loài rau thơm cũng có thể phát triển trong hệ thống thủy canh.Chúng được dùng nhiều trong chế biến món ăn để tăng thêm hương vị và cũng là sự bổ sung tốt cho sức khỏe. Một số loài rau thơm phổ biến là: hẹ, rau mùi, kinh giới, oregano, thì là, ngải giấm và húng tây.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU TRONG HỆ THỐNG THỦY CANH

Kỹ thuật trồng rau trong hệ thống thủy canh sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng cao và an toàn. Sở dĩ hệ thống thủy canh yêu cầu ít nước tưới là bởi nước được sử dụng lại trong một vòng tuần hoàn khép kín, và hệ thống chỉ yêu cầu nước sạch hoặc nước mưa.

  1.      Không yêu cầu thuốc trừ sâu do sâu bọ không phát triển trong vườn thủy canh.
  1.      Việc trồng rau trong vườn thủy canh cũng tạo ra cảnh quan hấp dẫn
  1.      Nghề trồng vườn thủy canh có thể tạo là ý tưởng hay cho các nhà khởi nghiệp.
  1.      Kỹ thuật thủy canh có thể được áp dụng tại những nơi giới hạn về diện tích như mái nhà, ban công hoặc những nơi có đất trồng kém màu mỡ.

LƯU Ý

Yêu cầu để trồng rau trong vườn thủy canh cũng giống như trồng trong vườn truyền thống, tức là ta cần đáp ứng điều kiện ánh sáng , nhiệt độ và áp dụng các tiêu chuẩn chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Hệ thống đèn trong hệ thống thủy canh cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây.  Một bộ dụng cụ thủy canh bao gồm các phần như đèn sinh trưởng, ballast điện tử và thủy canh phản xạ. Có nhiều nhà vườn ưu tiên loại đèn LED sinh trưởng bởi chúng nhỏ gọn và không bị nóng khi chiếu sáng.

Trên thị trường có nhiều chủng loại hệ thống thủy canh đa dạng với ưu nhược điểm khác nhau, do đó bạn hãy chọn cho mình hệ thống tốt nhất.